Donnerstag, 17. März 2011

Hồ Chí Minh Gây Nội Chiến

Hứa Hoành

04.01.2003

Đến đây (1949) cuộc kháng chiến chống Pháp, không còn là kháng chiến nữa. Nó trở thành cuộc đấu tranh giai cấp trường kỳ...

“Kháng chiến chống Pháp là hình thức cao rộng của đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên thế giới giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”. (Trường Chinh)

“Ông Hồ cứ đổ vạ cho người khác (Pháp) trong khi chính ông chủ trương gây nội chiến và trường kỳ kháng chiến để nắm quyền hành và làm cách mạng vô sản”.

Khác với những tài liệu, sách báo do Việt Cộng viết ra “...Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh nầy chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm...”. (“Bác Hồ, những ngày tháng Chạp 1946”, báo Nhân Dân số ra ngày 15/12/1986).

Tất cả sách báo bên nhà viết ra đều theo đúng lập trường như trên. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu lý thuyết Mác Lênin và những hoạt động của Lénin hồi cách mạng vô sản tháng 10/1917 tại Nga, thì chúng ta nhận ra một sự thật trái ngược. Ông Hồ không những không muốn tránh chiến tranh, mà còn cám ơn Pháp đã xâm lăng Việt Nam, để ông có cơ hội cho đảng Cộng sản nắm chặt quyền bính, cũng như ông đã chủ trương gây nội chiến để triệt hạ tất cả những thành phần đối lập, thuộc giai cấp tiểu tư sản.

Bằng mọi thủ đoạn lừa dối, gian xảo, một nhóm đảng viên cộng sản vô nghề nghiệp (thực chất lúc đó chỉ có 8 người), tụ tập giữa rừng sâu (Tân Trào), tự phân chia vai vế với nhau (16/8/1945), âm thầm kéo về Hà Nội vào ban đêm (24/8/1945), dùng báo tuyên truyền bịa đặt chuyện “Quốc Dân Đại Hội Tân Trào” bầu ra chính phủ lâm thời. Vừa nắm chính quyền bất hợp pháp, ông Hồ thi hành một chính sách hai mặt:

- Về công khai, ông kêu gọi mọi người “đoàn kết với Việt Minh” để ủng hộ chính phủ lâm thời do ông lãnh đạọ

- Trong bí mật, ông thi hành một chính sách khủng bố dã man, dùng như sách lược của Lênin trong thời cách mạng vô sản ở Nga. Chính sách đó là “bắt cóc, ám sát, thủ tiêu, mổ bụng, cắt tiết, buộc đá thả trôi sông, xảy ra như cơm bữa từ thành thị đến thôn quê” (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, trang 88, Văn Hóa xuất bản 2002).

Những tháng kế tiếp, các ban ám sát Việt Minh đêm ngày lùng sục bắt bớ những cán bộ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, những người có chút tiếng tăm hay gia sản. Việt Minh chụp cho họ cái mủ “Việt Gian” để biện minh cho những vụ thảm sát vô nhân đạo ấy”.



Hồ Chí Minh Gây Nội Chiến

Xin quý độc giả nhớ rõ một điều lúc nào Việt Cộng cũng xưng tụng “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người học trò trung thành nhứt của Lênin, mới rồi báo Nhân Dân còn ca tụng “Sự nghiệp vĩ đại của Lênin còn sống mãi”. Những gì Lênin đã làm cho dân tộc Nga hồi cách mạng vô sản 1917, đều được ông Hồ đem áp dụng vào trường hợp Việt Nam.

“Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, các trang 126 - 127).

Ngay từ khi mới chiếm được chính quyền, quan niệm của Lênin rất rõ: “Phe Bolchevik cướp được và giữ được chính quyền là điều ưu tiên lớn nhứt, mọi việc khác đều phụ, đều là thứ yếu, đều vặt vãnh...” (Thành Tín, Về Ba Ông Thánh, trang 54). Còn ông Hồ? Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm nghiên cứu “HCM tại Trung Quốc”, sau khi phân tích tỉ mỉ, đã đưa ra nhận xét: “Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó (1945/46) đã không phải là vấn đề: có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không?”. (Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 356 - 57).

Hồi đó (1917 - 1918) vừa nắm chính quyền, Lênin liền tiến hành “chiến tranh giai cấp, tiến hành nội chiến để tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. (Thành Tín, sách đã dẫn, trang 56). Còn trong “Mác Anghen tuyển tập, NXB Sự Thật, Mát xcơ va 1978, tập I, trang 555 thì nói rõ: “Cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản, dù về mặt nội dung không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình trước đã” (Dẫn lại của LS Nguyễn Văn Chức). Như vậy buổi đầu mới nắm chính quyền, ông Hồ ngụy trang trong mặt trận Việt Minh để mọi người lầm tưởng họ không phải là cộng sản. Tuy nhiên trong hành động, thì Việt Minh hiện nguyên hình là “đấu tranh giai cấp” dùng bạo lực để củng cố chính quyền.”

Liền sau khi tuyên bố độc lập (2/9/45) một chiến dịch khủng bố bắt đầu:

- Trước đó một ngày 1/9/45, VM đem quân đánh một căn cứ Đại Việt ở Ninh Bình.

- Ngày 5/9/45, ký sắc lệnh giải tán các đảng Quốc Gia Xã Hội, Thanh Niên Ái Quốc, Đại Việt Quốc Dân Đảng.

- Ngày 6/9/45 bắt thủ lãnh Thanh Niên Ái Quốc Võ Văn Cầm. Cùng ngày này trong Nam cũng xảy ra khủng bố, bắt cóc.

- Ngày 10/9/45, Trần Huy Liệu họp báo thanh minh: “Đó không phải là khủng bố, vì bị bắt bao giờ cũng là những kẻ do sự điều tra, nhận thấy có phương hại đến chính quyền của nhân dân.”

- Ngày 12/9/45 bắt nhiều cán bộ, các đảng quốc gia: Bùi Trần Thường, Đào Chu Khải, Lê Ngọc Vũ...

- Ngày 13/9/45 bắt hai lãnh tụ VNQĐD Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp, bắt hụt Nhượng Tống... sau đó cắt tiết hai ông Sơn và Nghiệp ở Chèm Vẻ, thả trôi sông.

- Ngày 15/9/45, ông Hồ ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng... (Xem Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, tập 1A, từ trang 255 tới 261).



Như vậy những gì ông Hồ đã làm chính là sao chép cái phương pháp của Lênin đã áp dụng cho dân tộc Nga.

Nếu quý vị là thành viên hay lãnh tụ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, bị khủng bố như vậy, liệu quý vị có phản ứng lại hay không? Các đảng phái của những người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc buộc lòng phản ứng lại, chống lại Việt Minh để sinh tồn, tức nội chiến xảy ra. Ai gây ra nội chiến?

Để thấy những việc làm của ông Hồ chính là cái bản sao của Lênin trong thời gian mới chiếm được chính quyền ở Nga, xin nhắc thêm: “Nhiều giấy tờ, chỉ thị mang bút tích của Lênin đều xác nhận chính Lênin chủ trương “tiến hành nội chiến” để “tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. Điều này cũng đúng với lý thuyết của Mác Anghen như đã dẫn ở trên.

Chúng tôi xin dẫn chứng thêm trên báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương đảng CS Đông Dương, xuất bản tại Hà Nội ngày 5/10/45, có đăng bài “Kỷ Niệm Lần Thứ 28 Cách mạng tháng 10” đã cổ võ nội chiến như sau: “Giữa cơn bão lửa gầm thét khắp năm châu, Lênin, ... lên tiếng. Những lãnh tụ vô sản này đã kêu gọi quần chúng nhân dân các nước quay súng lại, bắn vào đầu bọn tư bản trong nước, đổi “chiến tranh chống đế quốc ra nội chiến”. Như vậy thâm ý của ông Hồ thay vì chuẩn bị kháng chiến chống xâm lăng, chống đế quốc Pháp, thì ông quay ra gây nội chiến trước, đúng sách lược Lênin. Và như vậy, thực dân Pháp chỉ là kẻ thù phụ, thứ yếu, còn kẻ thù chính là giai cấp tiểu tư sản mà ông Hồ phải “tiêu diệt đương nhiên và trước hết.”

Trong việc đấu tranh giai cấp để giành giựt chính quyền, ông Hồ có mô phỏng cái phương pháp lừa dối của Mao Trạch Đông hay không?

Nên nhớ, từ năm 1938 - 1941, ông Hồ phục vụ trong Hồng quân Trung Quốc. Ông khoe đã học được kinh nghiệm ấy như sau: “Nếu muốn giới thiệu những kinh nghiệm của đảng cộng sản Trung Quốc, ngay những ngày (tôi) ở tại Diên An thôi, thì dù có dùng đến vài cây số giấy, cũng không thể viết hết được”. (Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 152). Mà kinh nghiệm đó là gì? Là nhờ Nhựt xâm lăng, để cộng sản Trung Quốc hô hào kháng chiến chống Nhựt, không phải đánh Nhựt, mà nhằm làm tiêu hao lực lượng chính phủ Quốc Dân Đảng để nắm quyền... Trong cuộc hội kiến lần đầu tiên với TT Nixon ngày 21/2/1972, Mao thú nhận: “Nhựt Bản đã làm một việc có lợi cho đảng cộng sản Trung Quốc là tấn công vào Trung Quốc hồi thế chiến thứ hai, tạo nên sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và cộng sản, làm cho đảng cộng sản mở rộng được thanh thế về sau giành thắng lợi lớn.”

“Đến tháng 9/72, Mao tiếp thủ tướng Nhựt Bản Kakuei Tanaka tỏ lời xin lỗi về cuộc xâm lược của Nhựt Bản, Mao liền đáp lại là chính nhờ vào việc tấn công ấy mà đảng CSTQ giành được thắng lợi, để bây giờ có cuộc gặp lịch sử nầỵ” (Thành Tín, Về Ba Ông Thánh, trang 120).

Rập khuôn theo sách lược của Mao, ông Hồ dựng cờ chống Pháp buổi đầu, không phải thực sự chống Pháp, mà bí mật hợp tác với Pháp để tiêu diệt những đảng phái yêu nước khác Việt Minh. Có thể nói ông Hồ cám ơn Pháp, vì nhờ có cuộc xâm lăng ấy, nên Việt Minh mới có cơ hội kháng chiến, mới có chính nghĩa để nắm quyền, mới thi hành chính sách “đấu tranh giai cấp”, mới tiến hành “nội chiến” để tiêu diệt “kẻ thù giai cấp”, đúng như chỉ thị của học thuyết cách mạng vô sản”... Đương nhiên và trước hết giai cấp vô sản phải thanh toán giai cấp tư sản nước mình trước đả” (Sách đã dẫn ở trên).

Nhờ đánh nhau với Pháp, ông Hồ mới có dịp “dựng cờ độc lập”, để vận động quần chúng ủng hộ Việt Minh. Thời gian từ năm 1938 - 41, ông Hồ được cộng  nhản quốc tế phái về hoạt động tại Diên An, rồi lần xuống Quảng Tây, Vân Nam. Ông là một thành viên của đảng cộng sản Tàu, rút được ý nghĩa thật sự của chiêu bài “Kháng Nhựt cứu quốc”, mà mưu đồ thật sự của họ không phải đánh Nhựt, mà làm tiêu mòn lực lượng của chính phủ Quốc Dân Đảng, để cho lực lượng của mình lớn mạnh lên. Cũng giống như vậy, khi lập “Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam”, với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, thật sự không phải để đánh Mỹ, mà nhằm phân hóa, lôi kéo các phần tử bất mãn chính phủ VNCH gia nhập MTDTGPMN. Đối với Pháp, ông Hồ cũng áp dụng cáicông thức đó, cho nên buổi đầu ông chỉ tuyên bố đánh Pháp hùng hỗ bằng... miệng, nhưng lại bí mật tiếp xúc với Pháp, xin cộng tác. Kết quả của sự cộng tác ấy là “Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/46”. Ngày nay theo các tài liệu lưu trữ có thể thấy rõ hơn, hai điều sai lầm bỉ ổi nhứt của phái Bolchevik hồi ấy (1917), là “làm mọi cách để nước Nga thua trận”, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và tổ quốc Nga, đâm đao vào lưng người lính Nga đang chiến đấu gian nan chống đế quốc Đức bành trướng, rắp tâm thổi phừng lên ngọn lửa nội chiến...” (Thành Tín, sách đã dẫn, trang 37).



Điều này cũng được ông Hồ áp dụng tại VN. Thứ nhứt ông cố tránh giao chiến với Pháp, rồi còn ký hiệp ước “thân thiện rước quân đội Pháp vào VN...” là một sự đầu hàng nhục nhã, bị dân chúng Hà Nội biểu tình, lên án, gọi Hồ là “Việt gian bán nước”. Hồ cho lính đàn áp, phản biểu tình vào lúc 4 giờ chiều trước Nhà hát lớn, tuyên bố “Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước”. (Chính Đạo, VN Niên Biểu, tập 1A, trang 319). Đó là một thủ đoạn, gây đau khổ tang tóc cho đồng bào, nhưng ông vẫn cam tâm chấp nhận miễn có lợi cho đảng CS.

Thứ hai, trong lúc nhân dân, chiến sĩ Nam Bộ chiến đấu đẫm máu, hy sinh nhiều sinh mạng để chống Pháp trở lại xâm lăng, thì ông Hồ lại “hòa với Pháp”, ông còn đưa nội dung nghị trình cho quốc hội (3/4 là Việt Minh) thảo luận chấp thuận:

- Bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Pháp sống ở...VN.

- Nhân dân VN không có thù oán gì với công dân Pháp (đang sống ở VN).

Để biện hộ cho hành động phản quốc này, Việt Cộng cho rằng ký hiệp ước 6/3/1946 là để “nhằm mục tiêu tạo điều kiện đi tới một cuộc thỏa hiệp với Pháp. Mục đích trước mắt và ngay sau đó chưa phải đấu tranh cho một nền độc lập hoàn toàn”. (Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả, trang 274). Một lý do ngụy biện khác nữa là để chuẩn bị công cuộc kháng chiến (?). Theo Võ Nguyên Giáp “để đuổi quân Trung Hoa...” mà sự thật thì Pháp Hoa ký hiệp ước 28/2/46, để quân Trung Hoa rút về rồi!.

Tóm lại, những điều VC ngụy biện chối tội, đều hoàn toàn không có cơ sở. Lý do chính của việc thương thuyết với kẻ thù, thông đồng với giặc Pháp, phản bội tổ quốc của ông Hồ là để tiến hành cuộc nội chiến, tiêu diệt các đảng đối lập, tiêu diệt kẻ thù giai cấp.”

Sau nầy tôi còn nghe vài dư luận về phía Việt Cộng biện hộ hành động bán nước bằng “hiệp ước 6/3/46” ô nhục, chống chế, cho rằng “cần chịu thiệt để có thời gian củng cố lực lượng, chấn chỉnh hàng ngũ cách mạng”. Sự thật mà họ đưa ra là “đây không phải đầu hàng, không phải phản quốc, mà là sự cần thiết để cúu chế độ Xô Viết vừa mới thành lập.”

Qua đó, chúng ta thấy rằng thay vì yêu nước, tận dụng mọi khả năng chuẩn bị tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, thì ông Hồ nhứt định gây nội chiến. Từ đó ông thà chịu “gạt bỏ lòng yêu nước chân chính, danh dự quốc gia và khái niệm về nhân đạo” để lao vào tội ác khủng khiếp đối với dân tộc. Đối với ông, lòng yêu nước, nếu có phải đặt dưới mục tiêu cách mạng vô sản. So sánh hai cuộc đời của hai lãnh tụ Lênin và HCM cũng có điểm giống nhau: sau 30 năm bôn ba làm tay sai cho kẻ thù, cho cộng sản quốc tế, thì đến năm 1945, ông Hồ trở lại Hà Nội với cương vị chủ tịch nước, để nhìn thấy tận mắt đồng bào của ông bị xiềng xích trói chặt, bị khủng bố dã man bởi chính đồ đệ của ông và chính mệnh lệnh của ông. Từ đó, những người làm cách mạng vô sản chuyên nghiệp chẳng còn nghĩ gì đến quyền lợi nhân dân và đất nước. Đối với họ chỉ có quyền lợi của quốc tế cộng sản. CS đã nắm tất cả quyền lực để đè bẹp tất cả mọi đối thủ.



Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen