Donnerstag, 17. März 2011

Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ?



Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà CS gọi là "Cách mạng tháng 8". Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây chia rẽ, khủng bố, tàn sát để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến thắng thì đất nước đã khánh tận. Kéo dài cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ "hy sinh những người anh em" ngoài đảng. Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang.

Bài này kể lại những điều tai nghe mắt thấy của người trong cuộc. Có người theo suốt cuộc kháng chiến tới ngày thành công, có người bỏ cuộc vì thấy rõ dã tâm của người CS, có người là nạn nhân của những vụ ám sát hụt, có kẻ bàng quang. Dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, ai cũng thấy rõ 1 điểm chung: tính chất lừa bịp của CS, sư lừa bịp vĩ đại hào nhoáng nhứt trong lịch sử của dân tộc VN. Chúng ta cũng nên nghiêng mình trước các anh hùng liệt sĩ đã xả thân chiến đấu và bị lợi dụng, không chết trước họng súng kẻ thù thực dân Pháp mà lại chết vì sự khủng bố tàn nhẫn của người CS.

Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu được thành lập vào ngày 24/8/45, thì hôm sau "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" ra đời. Trái ngược với tên gọi, Quốc Gia Tư Vệ Cuộc không phải là lực lượng kháng chiến chống quân thù, mà lại có nhiệm vụ đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu đồng bào bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, cho "mò tôm", móc mắt, cắt lưỡi, và nhiệm vụ khác là...bảo vệ sinh mạng của những kẻ đã ra lịnh tàn sát đồng bào, tức là lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ. Quốc Gia Tư Vệ Cuộc vào buổi đầu thâu dụng những thành phần sống ngoài vòng pháp luật, những tên dao búa, những tên trôi sông lạc chợ, đầu trộm đuôi cướp như Tô Ký, Ba Nhỏ, Đào Công Tâm, Kiều Đắc Thắng, Bửu Vinh, Hoàng Thọ... Sẵn hận thù chất chứa, nay có quyền sinh sát, lại quen nghề chém giết, nhóm Quốc Gia Tư Vệ Cuộc giết người tàn bạo còn hơn đối với thực dân Pháp. Lúc đó Lâm Ủy Hành Chánh đóng vai trò như 1 chính phủ của miền Nam, 1 chính phủ giành giựt của người khác, nhưng không có quân đội thì làm sao kháng chiến? 4 sư đoàn dân quân được Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất (các hội đoàn chính trị và tôn giáo của Nam Bộ) thành lập hôm 17/8/45, trong khi đó thì Việt Minh không có sư đoàn nào. Vì thế CS phải tìm cách giải tán, tìm cách phá nát. Lựa trong "đám mặt rằng", Lâm Ủy Hành Chánh phong chức:

- Kiều Đắc Thắng nắm toàn quyền sinh sát với chức "Giám đốc Công an miền Đông".
- Dương Bạch Mai (8/1929, đã từng qua Liên-xô học trường Stalin cùng lượt với Trần Văn Giàu, có bí danh là Bourov). Thanh tra chính trị miền Đông, cũng là 1 hung thần nhưng không có quân hành động trực tiếp. BR>- Ba Nhỏ, Trưởng bọn ám sát, bắt cóc, thủ tiêu theo mật linh. Phạm vi của Ba Nhỏ là Saigon, Chợ Lớn.
- Lý Huê Vinh, công an, cánh tay đắc lực của Trần Văn Giàu, chuyên hạ sát các lãnh tụ quốc gia.
- Đào Công Tâm, trước là lính trong toán của Ba Nhỏ. Thấy Tâm giết người không gớm tay, Việt Minh nâng đỡ, cho làm Chính trị viên Tiểu đoàn 66 của Long Xuyên...

Với những tay giết người chuyên nghiệp, say máu, mệnh danh là "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" do Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho mẹ và quốc hội") chỉ huy, trong những năm kháng chiến, Việt Minh đã gieo kinh hoàng cho tất cả mọi người ở Nam Bộ.

Cuộc kháng chiến của toàn dân khởi đi trong bầu không khí sôi nổi, phấn khởi vô cùng. Tháng 9/45, hầu như tất cả dân chúng miền Nam đều ủng hộ Việt Minh. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, với chính sách sắt máu như bắt cóc, cho "mò tôm", chặt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, mổ bụng, những nạn nhân bị chụp mũ "Việt gian", "phản động", "phản cách mạng", đã tạo ra 1 làn sóng căm phẫn bao trùm đất nước. Cuộc kháng chiến do đó mà bị xẹp lép như trái banh xì hơị Những người còn sống sót, con cháu của các nạn nhân đi tìm chỗ ty nạn, họ buộc lòng phải "về thành" để tránh bị Việt Minh tàn sát lần nữa. Họ đành chịu mang tiếng là "hợp tác với giặc Pháp". Sinh lực kháng chiến tiêu tan ngay, tạo đà cho quân Pháp chiếm lại các tỉnh miền Nam 1 cách dễ dàng chỉ trong vòng...4 tháng !

Chỉ trong vòng có 2 tháng trời, giành quyền đại diện dân chúng miền Nam, Việt Minh đã biến tình đoàn kết thành nội thù. Các vụ giết người mờ ám, các vụ khủng bố đẫm máu...đã làm cho dân miền Nam thức tỉnh. Phi nghĩa và làm mất thế đoàn kết ngay khi Việt Minh ra lịnh đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thợ Theo lịnh Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ để chống lại tình trạng độc tài của Việt Minh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo các vùng lân cận tỉnh Cần Thơ và 1 số thị dân kéo về biểu tình rầm rộ với tay không và biểu ngữ. Cuộc biểu tình có xin phép Chủ tịch Ủy ban Hành chánh là ông Trần Văn Khéo. Sáng sớm ngày 8/9/45, khi đoàn biểu tình với 1 số "bảo an" với tầm vông vạt nhọn thì làm sao chống lại với súng đạn ! Trước đó, Việt Minh đã mời đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo ở Cần Thơ là các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy), Nguyễn Xuân Thiếp (anh họ nhà văn Nguyễn Hiến Lê) và Trần Văn Hoành (con trai ông Năm Lửa) đến thương thuyết nhưng thất bại. Nhiều người tham dự cuộc biểu tình này chỉ có tay không với bình nước uống, vừa từ dưới ghe cặp bến, đã bị Tự Vệ của Việt Minh bắn chết ngay tại bờ sông. Trong vụ thảm sát này, ông Hoàng Quốc Kỳ, 1 người kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại bạn cũ, là ngươi đã xả súng bắn vào nhóm biểu tình ấy, kể lại như sau:

"Nguyễn Văn Nghệ, 1 tay súng tiểu liên đầu đàn của Vệ quốc đoàn miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận "tắm máu đó": Tụi Hòa Hảo gan cùng mình ! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn tiếp".

Đàn áp xong, Việt Minh dùng xe có loa phóng thanh chạy khắp đường phố loan tin: Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ, đổ bộ vào châu thành, bị "Vệ quốc đoàn" đẩy luị

Rồi Việt Minh kết án: Hòa Hảo âm mưu cướp chính quyền ở Cần Thơ !

Mới 2 hôm trước, vì bị chỉ trích độc tài, Lâm Ủy Hành Chánh xin cải tổ, đề Phạm Văn Bạch thay thế chức chủ tịch (hư vị), Trần Văn Giàu vẫn nắm quân sự. Ủy ban Hành chánh cố khẩn khoản mời Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ làm cố vấn đặc biệt. Trở mặt như chong chóng, đêm 9/9/45, Trần Văn Giàu mật lệnh cho Tự vệ, Thanh Niên Tiền Phong tới bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo tại góc đường Miche và Sohier (Phùng Khắc Khoan) để bắt Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, nhưng chỉ bắt được mấy trăm tín đồ. Liên tục những ngày kế tiếp, Việt Minh mở chiến dịch khủng bố Phật Giáo Hòa Hảo. Họ ra lịnh truy lùng, bắt cóc, thủ tiêu các nhân sĩ có uy tín của Phật Giáo Hòa Hảo như Chung Bá Khánh, Lâm Thành Nguyên, Võ Văn Thời, Trương Đại Lượng, Lý Công Quận, Nguyễn Hữu Trinh... Cũng cần nhắc lại thêm rằng, hôm 5/9/45, Nguyễn Thành Sơn, Thanh tra chính trị miền Tây, có mời ông Chung Bá Khánh với tư cách đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo đi thuyết trình ở Sóc Trăng mà Dương Kỳ Hiệp (thân Cộng) làm chủ tịch và Tạ Bá Tòng (CS) làm phó. 1 số lớn người bị bắt ở Cần Thơ như Chung Bá Khánh, Lâm Thành Nguyên, Võ Văn Thời, Đỗ Hữu Thiều bị đem giam ở Trà Vinh. Sau đó, Việt Minh đem họ xuống Ba Động, 1 làng ven biển, để trấn nước chết. Riêng ông Lâm Thành Nguyên, nhờ biết lội, bình tỉnh cởi trói, bơi vào bụi rậm ẩn núp, trốn thoát được. 1 tháng sau cuộc biểu tình ở Cần Thơ, Việt Minh đem các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ), Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành ra xử bắn tại sân banh Cần Thơ

Vì đại nghĩa quên thù nhà (em ruột là Huỳnh Thạnh Mậu bị Việt Minh xử bắn), lại mới thoát nạn đột kích của Việt Minh, nhưng Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, cũng lòng từ bi hỉ xả, 1 lần nữa lại chủ trương đoàn kết dân tộc, thành lập Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến, cho phép thành phần CS tham giạ Chính ông cũng nhiều lần kêu gọi mọi người hãy bỏ qua hiềm khích để bảo vệ tổ quốc lâm nguy

Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến ra đời vào ngày 20/4/46, gồm đại diện các đảng phái chính trị, tôn giáo, Bình Xuyên và CS nữa. Thành phần lãnh đạo gồm:

- Chủ tịch: Hoàng Anh (bí danh của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ).
- Phó chủ tịch: Vũ Tam Anh. - Thư ký: Mai Thọ Trân.
- Tuyên truyền: Lê Trung Nghĩa (ký giả).
- Ủy viên quân sự: Huỳnh Văn Trí (Mười Trí).

Phía CS tham gia mặt trận này gồm có: Phạm Thiều, Mai Thọ Trân (chính trị), Phan Đình Công, Huỳnh Tấn Chùa (quân sự).

Thâm tâm của CS khi gia nhập Mặt trận chỉ là để xâm nhập, lủng đoạn, phá hoại và lôi kéo Mặt trận ngả về phía CS. Âm mưu này thất bại, Tướng Nguyễn Bình (CS) tung ra 1 tổ chức khác, có tên gọi na ná giống nhau, tức Hội Liên Hiệp Quốc VN, gọi tắt là Hội Liên Việt. Từ đó, các phần tử CS trong Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến được lịnh rút khỏi mặt trận này.

Cho tới nay, dư luận và nhiều sách báo xuất bản tại miền Nam, đều quy tội cho Bửu Vinh chính là kẻ sát nhân. Ông Nguyễn Long Thành Nam, được coi như người phát ngôn chính thức của Phật Giáo Hòa Hảo đã viết trong Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, trang 430:

"...Hôm sau, Đức Thầy nhận được 2 văn thơ, 1 của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chính trị Miền Đông Nam Bộ, và 1 của Bửu Vinh, mời Ngài đến dự hội nghị, họp tại làng Tân Phú, để định liệu kế hoạch hòa giải Việt Minh và Hòa Hảo Dân Xã (sau ngày Hồ Chí Minh và Moutet ký Tạm ước 14/9/46 tại Paris, vào 21/9/46, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng tức Dân Xã; lúc đầu đảng này có khuynh hướng hòa giải với Việt Minh).

"Vào 7g sáng ngày 15/4/47 (24 tháng 2 nhuần), Đức Thầy xuống ghe đi với 3 người chèo, 4 tự vệ quân, ông Đại đội trưởng Đại đội 2 và người thơ ký văn phòng là ông Huỳnh Hữu Thiện. Lối 8g sáng, ghe tới chợ Ba Răng, có Trần văn Nguyên xuống đón Ngài lên chợ. Ngài đi diễn giảng trước đám dông người, kêu gọi đoàn kết chống xâm lăng, và gạt bỏ hận thù giữa Việt Minh và Dân Xã. Trưa lại, Ngài dùng cơm với Trần Văn Nguyên và 1 thơ ký xuống đi chung ghe với Ngài đến Đốc Vàng hạ, thuộc thôn Tân Phú. Đến đây, 1 bản hiệu triệu được công bố cho biết các cấp chỉ huy 2 bên bắt tay nhau lo việc hòa giải, và kêu gọi 2 bên đừng xô sát nhaụ

"Sau khi dùng cơm chiều, Đức Thầy lại nghỉ ở nhà 1 tín đồ gần đó. Hôm sau, ngày 16/4/47, lối 7g sáng, Đức Thầy trở lại hội đàm với Trần Văn Nguyên, rồi phái ông Ngô Trung Hưng cùng 1 nhân viên của Trần Văn Nguyên đi các thôn hòa giải.

"Sau khi dùng bữa cơm trưa, Đức Thầy xuống ghe nghỉ, thì Bửu Vinh báo cáo rằng "Dân Xã giết Việt Minh ở Lấp Vò", và buộc Đức Thầy phải đi, nhưng Ngài tỏ ra cương quyết biện bác và đòi Bửu Vinh cùng đị Bửu Vinh khước từ và đòi phải có bộ đội võ trang theo phòng vệ thì mới dị Ngài trả lời 1 cách cứng cõi:

- Tại sao tôi có 1 ít người, không có bộ đội ủng hộ, mà lại dám vào sào huyệt của các ông ? Như thế quí ông không thành thật.

"Bửu Vinh không trả lời được, nên buộc lòng phải đi và yêu cầu Đức Thầy đến văn phòng của y để cùng đị Liền lúc đó, Trần Văn Nguyên đến trao cho Ngài 1 mảnh giấy nói rằng:"Có điện tín từ Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ mời Đức Thầy trở vê miền Đông lập tức để dự phiên họp bất thường".

"Đức Thầy trả lời "Không thể trở về dự phiên họp được, vì còn lo việc hòa giải". Chiều hôm ấy, Trần Văn Nguyên từ giả Ngài vào lúc nhá nhem tối.

"Y hẹn, Đức Thầy xuống ghe, đến văn phòng Bửu Vinh, có 1 liên lạc viên dẫn dường. Trời tối đen như mực, bỗng có tiếng kêu:

- Ghe ai đó ? Sao giờ này đã thiết quân lực mà còn dám đi ?

Người liên lạc viên trả lời:

- Đi lại văn phòng ông Bửu Vinh !

"Liền đó, có lịnh biểu ghe ghé lại. Rồi đèn chói rọi xuống, khi biết là ghe của Đức Thầy, chúng nói:

- Ông Bửu Vinh mời Đức Thầy lên văn phòng.

"Đức Thầy cùng 4 tự vệ lên 1 ngôi nhà ngói. Ngài vào ngồi bàn giữa, nói chuyện với Bửu Vinh, còn 4 tự vệ quân cầm súng đứng 2 bên, gần cửa. 10 phút sau, lối 7g30, có 8 người từ bên ngoài đi vào, chia làm 4 cặp, tràn tới đâm 4 tự vệ quân. 3 người bị đâm chết, chỉ còn người thứ tư là Phan Văn Tỷ lanh trí nên tránh kip., liền thoát ra ngoài, bắn 1 loạt tiểu liên. Trng lúc anh Tỷ né, thì 1 trong 2 tên Việt Minh bị đồng bọn của mình đâm chết.

"Thấy chuyện chẳng lành, Đức Thầy lanh lẹ thổi tắt ngọn đèn, văn phòng tở nên tối đen, không ai nhận ra Đức Thầy đâu cả..."

Chúng tôi may mắn được hầu chuyện cùng ông Lâm Quang Phòng, 1 nhân vật tên tuổi của miền Tây thời kháng chiến. Năm nay ông đã 81 tuổi, tinh thần vẫn còn khang kiện. Ông từ tốn, không muốn kể lại thành tích của bộ đội mình, nhưng chúng tôi tìm hiểu thêm trong các tài liệu thì bộ đội Lâm Quang Phòng ra đời trong hoàn cảnh mièn Nam vùng lên chống Pháp vào cuối năm 1945. Bộ đội Lâm Quang Phòng tự tuyển mộ, trang bị võ khí và lập nhiều chiến công vang dậy khắp miền Tây Thành tích lớn nhất là cướp được chiến xa của Pháp từ biên giới Miên tràn qua Hà Tiên, đem về triển lãm cho dân chúng Hà Tiên xem. Chiến lợi phẩm ấy còn vẻ vang hơn 2 cây súng đại bác 105 ly lấy được trong trận chiến thắng Tầm Vu (Cần Thơ) năm 1948, do Huỳnh Phan Hộ chỉ huy Thành tích này không bao giờ được CS nhắc tới trong các tài liệu, sử sách của họ, chỉ vì ông Lâm Quang Phòng không phải là đảng viên CS.

Khi bác sĩ Việt Minh là Nguyễn Công Trung than rằng "Thiếu dụng cụ y kho để mỗ xẻ cứu các thương binh" thì bộ đội Lâm Quang Phòng tình nguyện đánh vào Bạc Liêu, chiếm bịnh xá, tịch thu hết dụng cụ y khoa và thuốc men về cho họ. Năm 1947, ông Lâm Quang Phòng là Đại đội trưởng Đại đội 64 Hà Tiên, còn Bửu Vinh là Đại đội trưởng Đại đội 66 Long Xuyên.

Ông Lâm Quang Phòng quả quyết rằng: "Chính Đào Công Tâm, Chính trị viên của Đại dội 66 (Việt Minh) chủ động hạ sát Đức Thầy vào họp, rồi ùa ra đâm loạn đã vào mọi ngươi (tự vệ quân của Đức Thầy) khi đèn tắt. Đào Công Tâm đã hạ sát Đức Thầy chớ không phải Bửu Vinh. Nói như vậy không phải Bửu Vinh là kẻ vô tội. Hắn đồng lõa, sắp đặt âm mưu như Trần Văn Nguyên. Chính Đào Công Tâm còn lấy được 1 cây súng nhỏ (6.65) của Đức chế tạo (?) do Ủy ban Hành chánh Nam Bộ tặng Đức Thầy khi ông nhậm chức cố vấn đặc biệt trước đây Cây súng ấy, bá súng có nạm vàng, và Đào Công Tâm đã trao cây súng lại cho Phan Trọng Tuệ, lúc đó là Chính ủy Khu 9".

Theo ông Lâm Quang Phòng thì Bửu Vinh là người thuộc hoàng phái, trước làm thơ ký kho bạc tại 1 tỉnh miền Trung, thụt két, bỏ trốn vào Nam. Vinh làm đủ mọi nghề lao động chân tay, trốn tránh ngoài vòng pháp luật. Có lúc Vinh trôi dạt tới Phú Quốc, gia nhập bộ đội Lâm Quang Phòng của ông. Vinh đánh giặc gan lì, hiếu sát, nên được cử là Tiểu đội trưởng. t tháng sau, Vinh ngả theo Việt Minh. Với khả năng giết người chuyên nghiệp, Vinh như người tìm được vận hội mới. Đầu năm 1947, Vinh làm Đại đội trưởng Đại đội 66 Long Xuyên của Việt Minh.

Còn Đào Công Tâm là người Hải Phòng vào Nam sinh sống khá lâụ Từ chỗ làm phu đồn điền ở Hớn Quản (như Lê Đức Anh), Tâm bỏ trốn xuống Saigon làm phu khuân vác và đủ các nghề chân tay để sống. Khi Việt Minh cướp chính quyền, dung nạp các thành phần bất hảo, Tâm liền gia nhập "Quốc Gia Tự Vệ Cuộc", tức công an. Vốn hận thù những người may mắn, giàu có hơn, nên Tâm say máu giết người. Từ chức Tiểu đội trưởng Tự Vệ, Tâm tiến lên Trung đội trưởng và được đề bạc làm Chính trị viên Đại đội 66 của Bửu Vinh. Đầu trộm đuôi cướp gặp nhau, họ làm việc rất tương đắc. Đại đội này đánh Pháp thì ít, mà chận đánh các bộ đội của người quốc gia thì nhiều. Tâm có vóc người ốm, dong dỏng cao, lưng hơi khom, mắt ti hí, người Nam gọi mắt lươn, môi chì, mặt mét. Nghề rình rập, truy lùng, ám sát, thủ tiêu rất hợp với khả năng của Tâm.

Nhưng ai đã từng ở trong kháng chiến thời đó tại Miền Tây Nam Bộ chắc đều biết vụ Việt Minh ngụy tạo vụ án "Hòa Hảo ăn thịt người" để tuyên truyền lừa bịp. Sau vụ đàn áp cuộc biểu tình của Hòa Hảo đẫm máu tại Cần Thơ, dân chúng, tín đồ Miền Tây xa lánh họ. Việt Minh lại trình diễn luôn 2 màn lừa bịp mới. Thứ nhứt, để lợi dụng các tôn giáo, năm 1949, theo chỉ thị của Lê Duẩn, tổ chức "Đại Hội Liên Tôn Quốc Doanh" ở xã Tân Duyệt, Bạc Liêụ Tôn giáo nào cũng có đại diện, trừ Hòa Hảo. Ông Hoàng Quốc Kỳ kể lại vụ lừa bịp không tiền khoáng hậu ấy như sau:

"...Sau Đại Hội Liên Tôn, hắn (Duẩn) sai những tên đảng viên CS ác ôn, thân tín nhất, chọc tiết cả chục tù nhân rồi chặt đầu, xẻ thịt y như người ta ra thịt heo, bày bán giữa ban ngày trên bờ sông Vịnh Chèo, thuộc tỉnh Cần Thợ Ghe xuồng nào đi ngang qua cũng bị chặn lại, dí súng, dao găm vào cổ, bắt phải mua thịt...người. Đến khúc sông vắng, người ta vội vàng vứt xuống sông để khỏi ói mữa. Rồi các ty tuyên truyền khắp Nam Bộ đem triển lãm hàng trăm tấm ảnh cở 18-24 chụp thớt thịt trên sông Vịnh Chèo, với những chiếc đầu lâu, những cánh tay còn nguyên ngón, kèm lời "thuyết minh": "Bọn Hòa Hảo man rợ ở Cần Thơ đã giết cán bộ và thường dân không chịu theo chúng, rồi xẻ thịt bày bán trên sông Vịnh Chèo, bắt dân chúng mua về ăn. Ai không chịu bỏ tiền ra mua, chúng liền giết ngay tại chỗ, rồi xẻ thịt người ấy bày lên thớt..."

Tuy xảo quyệt và gian trá như thế, nhưng Việt Minh không lừa bịp được aị Người dân địa phương đã vạch mặt nhóm giết người dã man ấy, nếu nói Hòa Hảo thì cả quận này người ta đều quen biết nhau hết, và họ đâu có thấy dân địa phương đứng bán thịt...người. Nhưng đó là những người có giọng nặng trịch, khó nghẹ.. Với chiến dịch tuyên truyền lừa bịp này vừa tung ra, tự nó đã xẹp ngay vì nó lộ liễu quá...." ("Ma Đầu Hồ Chí Minh, Hoàng Quốc Kỳ, trang 128).

Trong thời kháng chiến, Việt Minh giết người, mổ bụng, trói thúc ké xuống cho "mò tôm". Mấy hôm sau, thây ma sình thúi, trôi lều bều. Việt Minh lại đi rỉ tai dân chúng:"Hòa Hảo giết người đấy !".

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen