Dienstag, 22. März 2011

Nợ máu

* Đinh Linh (Danlambao) – 

Thật do dự và cảm thấy bứt rứt khi phải lấy hai chữ “NỢ MÁU” này làm chủ đề diễn đạt và trao đổi tư tưởng cùng người đọc. Không có cách khác hơn – Đành phải chịu cho thuận những gì mình muốn bày tỏ.

“Nợ máu” không phải từ ngữ của người viết hôm nay, nó đã được khai sinh từ ngày khởi đầu cách mạng tháng 8 của đảng CSVN khi họ dành được ưu thế hơn và được các đảng viên CS ưu tú áp dụng cho đến thời kỳ “Việt Nam đổi mới”. Nợ máu đã được họ áp dụng triệt để trong hơn nửa thế kỷ. Thế hệ ba mươi tuổi trở về sau tính đến ngày hôm nay chắc ít còn nghe hoặc được nhắc nhở, nhưng trong tâm khảm của gần bốn triệu đảng viên đảng CS Việt Nam, hai chữ này chắc không thể mất, hoặc trong các tài liệu học tập nguyên thủy của bộ chính trị Đảng đã còn ít nhiều nhắc nhở đến “các thành phần có nợ máu với nhân dân…”

Định nghĩa và dẫn chứng hàng nghìn trang chẳng đủ. Trên 60 triệu người VN chúng ta từ tuổi “tứ tuần đến bách niên giai lão” cứ nhắc lại cụm từ “…có nợ máu với nhân dân” tức khắc mọi người sẽ hình dung và hiểu được ngay những ai oán ngất trời của toàn dân Việt Nam trong quá khứ mà Đảng CS đã áp đặt trên đầu những con dân vô tội. Những người vô tội đó là ai?

Hôm nay ta có thể gồm lại bằng một định nghĩa chung, ngắn, giản dị, dễ hiểu: Họ là những người khác chính kiến với người CS – Họ là địch là ngụy – Họ là những người có của cải tiền bạc hơn những đảng viên chuyên chính vô sản – Họ là những thành phần chuyên gia khoa học – Tri thức, không tuân theo mênh lệnh, đường lối chủ nghĩa Đảng CS – Tất cả họ là những thành phần phản động cần khai trừ và được xếp vào “thành phần có nợ máu với nhân dân”; Và cũng do có cái thành phần này nên TÒA ÁN NHÂN DÂN mới được thành hình để khai tử gần hai trăm ngàn (200.000) thường dân vô tội riêng trong chính sách cải cách ruộng đất – Diệt tư sản, chưa kể hàng trăm ngàn dân chính trí thức , đảng viên các đảng phái khác bắt buộc Đảng CS phải khai trừ. Chắc chắn khi tự quay lại khúc phim lịch sử hãi hùng này, các đảng viên CS lão thành, các cựu đảng viên các cấp còn chút lương tâm, các đảng viên yếu thế đã bị quên lãng, các đảng viên đã tự mình khai sáng lương tâm, đã trả thẻ đảng – Quí vị có can đảm xác nhận đoạn viết ngắn này của người viết đúng hay sai? Dân chúng trong những giai đoạn này mọi người sẽ không phủ nhận. Vâng, “Có nợ máu với nhân dân” là như thế, và trong nhà tù CS Việt Nam còn bao nhiêu tù nhân thế kỷ vì có nợ máu?!

Không thể viết dài dòng và dụng từ khó hiểu, tôi thấy như thế đã quá đủ để trở lại cái máy chém dân tộc mà đảng quyền cộng sản còn duy trì đánh bóng để bảo vệ quyền độc tài lãnh đạo của Đảng.

Cái máy chém đó là Tòa Án Nhân Dân Việt Nam đã và đang được phối hợp chặt chẽ với lực lượng CÔNG AN NHÂN DÂN khổng lồ, nhiều quyền hạn nhưng thiếu lương tâm nghèo nhân cách trên toàn cõi VN. Nhìn mọi sự kiện đang xảy ra hàng ngày trên cả nước, nhìn bao bất trắc lãnh thổ mà toàn dân đang đau xót chịu đựng, nhìn lại khoảng cách giàu nghèo của dân chúng để tìm ra sự bất công nó nằm ở khoảng nào đang đày ải dân tộc. Khi Đảng còn chuyên chính vô sản, Đảng đã dùng TAND và CAND đàn áp cai trị. Khi Đảng trở thành “Đảng tư bản”, cũng lại dùng TAND để bảo vệ, bao che cho tập đoàn lãnh đạo, khủng bố dân chúng, chia quyền bóc lột. Toàn dân VN không có thói chụp mũ nói ngoa cho những người CS. Đảng lãnh đạo phải tự vấn điều này, một sự thật không thể phủ nhận trước nhân dân sau này.

Trở lại cụm từ “có nợ máu với nhân dân”. Bây giờ thì ai nợ ai? Nhân dân nợ Đảng hay Đảng nợ nhân dân?

Không kể những sự việc mà Đảng lãnh đạo đã lấp liếm từ nhiều năm qua. Những sự việc gần đây nhất đã lên con số ngàn, từ chiếm đất tư để dân oan phải khiếu kiện, từ tráo trở chia đất nhượng biển để dân chúng bị Trung Quốc mà Đảng chỉ dám gọi là “tàu lạ”, nước ngoài bắt bớ sát hại, từ khủng bố bắt bớ những người vì bất đồng chính kiến muốn kiện toàn đường hướng xây dựng một đất nước phồn vinh, ngay dân chúng muốn chứng tỏ lòng yêu nước, muốn bênh vực quyền lợi nhân dân của mình cũng bị áp chế tù đày. . . Thêm vào đó dân chúng lại bị chính quyền hành hung, gây máu đổ và chết chóc v.v… Bao thương tâm từ suy thoái kinh tế đến bất ổn dân sinh, Dân tộc Việt Nam đã biết so sánh và hiểu biết nhiều hơn nhà cầm quyền rồi đó.

“Ai nợ ai món nợ . . . này”

Đinh Linh (danlambao)

Freitag, 18. März 2011







Bức Thư Mật liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh
(Lưu giữ tại văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam)

Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983.

Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.

Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhụ. Ðược mấy tháng sau ông Trần Ðăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Ðầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Ðược mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Ðệ cậu ruột cô Xuân.

Ðã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được. Vàng kể:

Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn,

B ộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an.

Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con traị Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.

Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu.

Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị.

Chị xô nó ra nói:
“Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”.
Nó cười một cách nhạo báng:
“Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”.

Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”.

Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị.
Chị ngồi xụp xuống ghế nói:
“Anh cứ bắn đi”.
Nó cười khì khì :
"Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác".
Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy.

Nó nói “Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết“. Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Phẩm tiên đã đến tay phàm,
thì vin cành quýt cho cam sự đời.

Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt.

Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái “.

Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ:
"Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có.
Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí.
Nó lại dặn: “Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô" .

Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mâỵ Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó. Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm.

Em nói: “Hay là chị em ta trốn đi”.
Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”.

Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.

Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”.
Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu”.
Bác nói: Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối.

Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vu gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại ba chị em chúng ta.

Chị Xuân lại nói: “chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị”.
Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên.

Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng.

Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An.

Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồị Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Min h, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây.

Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một số cán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Ðộ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con nuôi; là con chị Xuân với Bác Hồ. Tôi một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc:

1- Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác.

2- Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu.

3- Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêụ Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiên nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thaọ Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi.

Từ thế giới khác kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc.

Vợ chồng Nguyễn thị Vàng





Bài viết về Nông thị Xuân của Vủ Thư Hiên



Một tấn thảm kịch có tính cách tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại... ("Đêm giữa ban ngày" của Vũ thư Hiên, trang 263...)


Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe ...

- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết.

Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nến đạo đức và rộng ra, của một thời đạị..Mắt cha tôi mờ đi. Giọng ông đứt quãng.

- Con không hiểu bố muốn nói gì...

- Lúc này con không hiểu cũng được, hiểu bây giờ vừa sớm, vừa nguy hiểm. Việc của bố là đánh động trí nhớ của con, bắt nó ghi lại một lời nói không rõ ràng để đừng quên, sau này... Thôi ta về.

Trên đường về nhà, cha tôi không nói thêm lời nào nữa. Tôi cũng không dám hỏi. Nếu cha tôi đã không nói, có nghĩa là hỏi cũng vô ích. Ông Nguyễn Tạo đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau: Bố anh không muốn kể vì vào thời câu chuyện xảy ra, bố anh không còn làm việc với bác Hồ nữa, bố anh mình không nắm rõ, không trực tiếp biết sự việc, không biết chi tiết, kể không đầy đủ, không khách quan. Hoặc giả, bố anh sợ anh biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh... Nhưng bố anh muốn có lúc anh sẽ viết rạ Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng không ngoài ý đó.


- Bác biết ?

Ông gật đầu.

- Không phải mình tôi biết. Còn nhiều người biết. Những người trong nghành công an ở cấp vụ hồi bấy giờ đều biết cả...

- Vậy chuyện gì đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác?

- Một vụ án mạng oan khuất.

- Ở nơi bố cháu chỉ cho cháu?

- Ở đó. Một người đàn bà bị xe cán chết, nhưng không phải thế, mà là xác của người đó.

- Một hiện trường giả?

Ông thở dài, ngậm ngùi:
Người đàn bà đó tên là Nông thị Xuân, quê ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chị Xuân này rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ...

- Thời gian nào, thưa bác?

- Sau khi hòa bình lập lại, khoảng năm 1955...

- Cùng được tuyển một lúc với chị Xuân, còn có hai người em gái chị ta, em họ, cũng là con cái gia đình gốc cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở Phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường Trần Quốc Hoàn tự thân đưa chị Xuân vào gặp Bác, sau đó lại đưa về...

- Mỗi lần như vậy chị ta ở lại bao lâu?

- Không chừng. Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm... Người đàn bà này rất được lòng Bác. Họ có với nhau 2 đứa con. Đứa con gái, con của chị, được Bác đặt tên là Trinh. Đứa sau, con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung.


Về sau này thằng Trung được Bác ủy thác cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con ruột... Có người nói chỉ có thằng Trung mới là con đích thực. Việc này tôi không rõ lắm. Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật được giữ rất kín.


- Như vậy, có thể coi như Nông thị Xuân là Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam? Ông cười chua chát: Có thể coi là như vậỵ Và là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra những đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha... tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã như thể đó là những đưa con tội lỗi - Ai đã giết Nông thị Xuân?

- Đừng vội, cháu nghe đã. Hãy ghi nhận sự việc này: Vào một buổi sáng mùa hè năm 1961 hay 1960 nhỉ, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe cán chết ở dốc Cổ Ngư lên Chém. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông thị Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn.

- Tại sao lại Trần Quốc Hoàn?

- Bởi vì Nông thị Xuân là người thuộc một trong những cơ quan trung ương và sự việc xảy ra phải được báo cáo ngay cho Trần Quốc Hoàn biết.

- Rồi sau thì sao?


- Chưa hết. Sau đó một cô em gái của Nông thị Xuân tức tốc trở về Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi lên trên sông Bằng Giang... Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng với Nông thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra hàng quán gần đấy mua dầu đốt hay cái gì đó cũng mất tích luôn...

Như vậy là cùng một thời gian, có thể là cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.

- Về những cái chết này không có ai điều tra hết?

- Không.

- Tại sao thưa bác?

- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.

- Trần Quốc Hoàn?

- Phải - ông thở dài - Tất cả những người biết việc này đều có lỗi với hương hồn chị Xuân và hai cô em. Tất cả đã cúi đầu trước guồng máy, trước uy tín của Đảng có thể bị mất đi bởi vụ bê bối nàỵ Mọi người đều lầm khi nghĩ như vậỵ..

- Vì sao Trần Quốc Hoàn giết bà Xuân?

-Đó là một câu chuyện dàị Khi Bộ Nội Vụ, vì công tác bảo vệ, bố trí cho mấy chị em cô Xuân ở ngôi nhà của Bộ ở phố Hàng Bông thợ Nhuộm, thì chỉ vài người được biết họ là aị Trong ngôi nhà này không phải chỉ có mấy chị em cô Xuân mà còn có mấy gia đình cấp vụ khác ở cùng. Thời gian trước khi cô Xuân bị giết ít lâu, Trần Quốc Hoàn thường tới đó. Việc Trần Quốc Hoàn tới thăm rồi cưỡng hiếp cô Xuân, cô em của cô Xuân biết, có nói lại cho người yêu của mình ở quê.


Anh này về sau, khi cô ta bị giết nốt, xác nổi lên ở sông Bằng Giang rồi, có làm đơn tố cáo gởi Trung ương.

- Và Trung ương im lặng?

- Không phải anh ta gởi ngay lập tức, ngay lập tức thì anh ta cũng bị giết ngay, mà mãi, mãi về sau này.

- Cụ Hồ không có kiến về mấy cái chết oan khuất đó?

- Có nhiều điều chúng ta không biết được. Tôi nghĩ thân phận Bác lúc ấy cũng tội nghiệp lắm. Biết nói với aỉ Với Lê Duẩn chăng? Hay Lê Đức Thọ? Hay nói thẳng với Trần Quốc Hoàn?



Vài Mẩu Chuyện Về Cuộc Ðời HCM (Nông thị Xuân, Trần Zân Tiên)



Người viết bài này hy vọng góp thêm vài “mẩu chuyện” vào cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Zân Tiên mà như lời giải thích miệng “từ Trên,” khi cuốn sách được xuất bản lần đầu ở miền Bắc — “tác giả của nó là một nhà báo nổi tiếng có cơ hội được biết rõ về thân thế của Người.” Thực ra, hồi những năm 50, đại đa số cán bộ, chứ nói gì đến nhân dân, chưa hề nghe tên và không ai biết cái ông “nhà báo nổi tiếng” Trần Zân Tiên, tác giả cuốn sách “bất hủ” đó, là ai cả. Chỉ có một số rất ít cán bộ cao cấp thì thầm rỉ tai nhau về điều bí mật quốc gia : “… Chứ còn ai nữa !”


Mãi về sau này, qua hàng mấy thập niên, nhiều người mới ngã ngửa ra là ông tác giả “Chứ còn ai nữa!” đó, ông Trần Zân Tiên huyền thoại kia, chính là ông Nguyễn Tất Thành, cũng chính là ông Nguyễn Ái Quốc, và cuối cùng, cũng chính là… Ông HCM. Thế nhưng báo chí chính thức ở Việt Nam cho đến nay vẫn tiếp tục “giấu như mèo giấu c…” Theo tôi biết, hình như trong “thế giới” cộng sản, chỉ có hai lãnh tụ trực tiếp tham gia vào việc “xây dựng” tiểu sử của mình để lưu danh hậu thế là Stalin và HCM.


Tôi nói “hình như” vì không biết chính xác Kim Nhật Thành đã làm phù phép như thế nào với tiểu sử của ông ta. Nhà độc tài đẫm máu Stalin đã không trắng trợn tự tay viết tiểu sử của mình, mà giao cho một ban của Trung ương đảng, viết theo sự hướng dẫn của chính ông và cuối cùng ông “chỉ” hiệu đính tiểu sử của mình trước khi cho xuất bản. Còn “một người như Hồ Chủ Tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy…” (trích sách “Những mẩu chuyện…”, tr. 7) thì… Tự tay mình viết tiểu sử của mình để tự tôn vinh, tự đề cao chán chê, rồi “lập lờ đánh lận con đen” đặt tên tác giả là Trần Zân Tiên. Quả là một sự phỉ báng đối với lương tri con người !


Mặc dù thế, tôi xin thành thật khuyên các bạn, ai đã có cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” thì chớ vội nóng nảy vứt nó đi mà phí, trái lại, thỉnh thoảng nên đọc lại để thấy rõ hơn bức chân dung thật của người viết ra nó. Đó là tấm gương để đời !


Ngay từ đầu sách, bạn gặp đoạn này : “Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn : Chủ tịch HCM không muốn nhắc tới thân thế của mình“. Hay một đoạn khác : “Tôi (lời Trần Zân Tiên huyền thoại) nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi nghe xong, Người cười và đáp : “Tiểu sử đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp kia đã ! Còn tiểu sử của tôi… Thong thả sẽ nói đến !”


Thế rồi Trần Zân Tiên (!) Kết luận : “Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được ?” (tr. 7,8,9 tùy lần XB). Hay là đoạn nói về thời gian “khi Chủ tịch HCM còn là người thiếu niên mười lăm tuổi”, thế mà cậu bé 15 tuổi ấy đã đủ hiểu biết, đủ láo xược để phê phán cả các bậc tiền bối là những anh hùng lịch sử vào hàng cha chú mình, như các cụ Phan Ðình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Hay một đoạn nữa : “Và nhân dân Việt Nam muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ tịch, vì họ hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ tịch. Không có gì so sánh được lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ HCM. Nhiều nhà báo và nhiều bạn ngoại quốc rất lấy làm ngạc nhiên trước lòng kính yêu của nhân dân Việt Nam đối với vị Cha già HCM. Nhưng đối với chúng ta, người Việt Nam thì rất dễ hiểu”.


Còn nhiều, rất nhiều “hạt ngọc châu” như thế nữa ! Nhưng thôi, nhân tiện nói qua thế, chứ mục đích người viết bài này không phải để nói về cuốn sách “Những mẩu chuyện…”, mà để bổ sung thêm vài nét vào bức chân dung của HCM nhân dịp tháng 5, kỷ niệm ngày sinh “của Người,” dù biết tỏng tòng tong là cả ngày, cả tháng, cả năm sinh “của Người” đều là “phịa” (xin cho phép tôi dùng khẩu ngữ này, có nghĩa là bịa đặt trắng trợn), và thậm chí trong một thời gian nhiều năm, cả ngày chết “của Người” cũng là “phịa” nốt. Cố nhiên, trong trường hợp sau, “Người” không có lỗi.


Nhưng, một con người mà ngày sinh, tháng sinh, năm sinh, cho đến ngày chết đều là “phịa” cả, thì có gì bảo đảm là “những mẩu chuyện” tự kể về mình lới là không “phịa”? Nhưng dẫu sao chăng nữa, tháng 5 cũng là có dịp để “tưởng nhớ tới Người !” Vài “mẩu chuyện” mà tôi sắp kể đây là những chuyện về Chủ tịch HCM có liên quan đến “vấn đề phụ nữ” (dĩ nhiên, không phải vấn đề giải phóng phụ nữ đâu !), và không phải là thời kỳ ông ở Pháp, Nga, Trung Quốc (vì đã có khá nhiều bài báo viết về những thời kỳ đó rồi). “Những mẩu chuyện” này thuộc thời kỳ ông ở Việt Nam, và cũng chỉ vẻn vẹn trong vài năm thôi, sau khi chính quyền cộng sản tiếp thu những “vùng tạm chiếm” của Pháp ở miền Bắc.


MỘT ÁN MẠNG XE CÁN


Sau khi rời Hà Nội đi Moskva, theo học ở Trường đảng cao cấp của Trung ương ĐCS Liên Xô hồi năm 1962, và nhất là sau khi tôi đã ra khỏi hàng ngũ ĐCS hồi đầu tháng 6 năm 1964, trong lòng tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một câu chuyện mà càng ngày tôi càng thấy rõ có cái gì đây đầy oan khuất, đầy mờ ám, rất là nghiêm trọng, mà bây giờ ở ngoài nước, trong hàng chục năm, lắm lúc tôi cảm thấy bó tay không thể nào tìm hiểu được. Chuyện thế này: hồi cuối những năm 50 đầu những năm 60, tôi là phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, thường ngày tôi xuống các cơ sở. Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại Ủy ban, thì anh Nguyễn Quốc Hùng, ủy viên trong Ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói: “Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị xe ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm…”


Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc tôi thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà Nội chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi.

Quốc Hùng nói tiếp: “Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà làm ra vẻ xe cán người…” Dừng lại một lúc, anh nói thêm: “Mà… Theo báo cáo thì chiếc xe ấy lại chạy từ Chủ tịch phủ ra…” Mấy tiếng cuối cùng “từ Chủ tịch phủ ra” đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh. Nhưng lúc đó, thật ra, tôi không hề có mảy may ý nghĩ là việc này có liên quan gì đến vị Chủ tịch nước mà hồi đó, tôi chân thành kính yêu và tin tưởng. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: hay là bọn phục vụ ở Chủ tịch phủ đã làm bậy bạ cái gì đây với chị kia, rồi giết đi và bày trò cán xe?


Suy nghĩ một lúc, tôi nói: “Theo quyết định của Trên, mọi vấn đề thuộc về công an, tòa án thì do bí thư Thành ủy giải quyết, nhất là những chuyện có dính dấp đến Trên, việc này không thuộc thẩm quyền của Ủy ban hay Thành ủy, vậy hôm nay, anh đến gặp anh Tuyên báo cáo ngay anh ấy biết để anh giải quyết thì hơn.”


Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (Lê Quốc Thân, hồi đó là giám đốc Sở công an Hà Nội, về sau được thăng chức thứ trưởng Bộ công an).

Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi: “Thôi, việc đó xong rồi.”


Biết là không thuận lợi cho một cuộc trao đổi cởi mở, nên tôi im… Khi đã ở nước ngoài, trong nhiều năm tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện đó.


Hồi tháng 7-1993, khi gặp nhà văn Vũ Thư Hiên, một người “cùng cảnh ngộ”, tức là cùng bị dính vào “vụ án xét lại – chống đảng”, đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện “thâm cung bí sử” này và chuyện tôi kể cho anh lại một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ đình Huỳnh, đã dặn dò anh.


Hiên nói liền : “Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân…”

Tôi đáp lại: “Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế !”


Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi: “Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ Tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ ?”

Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc: “Biết quá đi, chứ lị ! Từ 51, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà.”


Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo: “Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây ! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần Quốc Hoàn (ủy viên Bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật…”


Câu chuyện đại để thế này: có một chị nữ thanh niên người Nùng ở Cao Bằng, tên là Nông Thị Xuân, được đưa đến “phục vụ” Bác Hồ, cô đưa em là Nông Thị Vàng và một cô em họ nữa về Hà Nội. Sau đó, cô Xuân đẻ cho Bác một đứa con trai, được đặt tên là Nguyễn Tất Trung, và còn có tin đồn, một đứa con gái nữa, tên là Nguyễn Thị Trinh… Thế rồi Trần Quốc Hoàn hiếp cô Xuân tại nhà phố Hàng Bông Nhuộm, sau đó giết chết, rồi bày trò xe ô tô cán người tới đường Nhật Tân để lấp liếm tội ác. Sau khi cô chị bị giết, cô em chạy về Cao Bằng, rồi cũng bị giết nốt để “bịt đầu mối,” và người em họ cô Xuân cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm máu của nó. Người yêu của cô Vàng đã viết thư tố cáo hung thủ.


Thật ra, những điều Vũ Thư Hiên kể tuy có rọi thêm vài tia sáng, nhưng vẫn chưa thỏa mãn được cái ý muốn tìm hiểu sự việc cụ thể của tôi, nên tôi vẫn tiếp tục cố làm sáng tỏ vấn đề này. Những năm gần đây, nhờ việc đi lại của người trong nước sang Nga được dễ dàng hơn, nên vài người đã kể cho tôi thêm những chi tiết rất có giá trị, bổ sung cho những điều tôi đã biết. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là nghe lại của người này, người khác, không có chứng cứ nào, không có tài liệu cụ thể nào xác minh, giúp cho tôi được vững tin.


May mắn là mới đây có một người quen cho tôi xem một tài liệu với nhiều chi tiết cụ thể xác nhận về cơ bản những điều tôi đã tìm hiểu được trong những năm qua. Sau khi cẩn thận xem xét kỹ tài liệu đó, tôi có thể tin tưởng ở tính chất chân thật của nó. Tài liệu gồm có một bức thư dài năm trang đánh máy của người chồng chưa cưới của cô Vàng đã bị giết, viết ngày 29-7-1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kèm theo một bức thư một trang của một số thương binh, bạn cùng chiến đấu với anh ta, không đề ngày (có lẽ là gửi cùng ngày ?), gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, đồng gửi ông Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng CSVN, ông Phạm Văn Ðồng, Chủ tịch HÐBT và ông Phạm Hùng, Phó Chủ tịch HÐBT, tố cáo hành vi tội ác của bọn hung thủ đã giết hại nhiều người vô tội. Nhưng có một điều rất “kẹt” cho tôi là anh bạn cho xem tài liệu lại dặn tôi đến hai lần “đừng công bố bản tài liệu”, cho nên tôi không thể làm trái ý “người chủ” tài liệu.


Tuy nhiên, tôi mong rằng anh ấy sẽ nghĩ lại và tự anh hoặc nếu anh thấy không tiện cho mình thì giao cho một người nào khác sớm công bố toàn văn bản tài liệu đó để thực hiện ước nguyện của những người đã chết oan và của những người đã bất chấp nguy hiểm, “máu hòa nước mắt viết thư này” (lời trong thư).


Phải nói rằng những người viết thư thật rất dũng cảm, đáng kính phục. Vì Chân Lý, người ta coi thường cái chết, khi viết những lời thật xót xa, đầy mai mỉa và thách đố đối với những kẻ cầm quyền và chế độ hiện tồn tại trong nước; những lời ấy vang lên như tiếng thét đau thương, ai oán, đã bị nhóm cầm quyền cộng sản dìm đi, bóp nghẹt trong hàng mấy thập niên rồi: “Chúng tôi, những thương binh đã đổ xương máu vì độc lập của quốc gia, tự do, công lý cho nhân dân, chúng tôi rất mong Ngài vì chân lý mà tìm ra hung thủ, xử lý thích đáng, treo cổ hung thủ công khai hoặc bí mật. Nếu trái lại, vì bè


PHƯƠNG MAI


Viết đến đây, tôi nhớ đến Nguyễn Chí Thiện, đã liều mình, bất chấp mọi nguy hiểm, xông vào sứ quán Anh ở Hà Nội để đưa tập thơ của anh ra nước ngoài. Không có những con người gan dạ như thế, làm sao bảo vệ Chân Lý và chống lại điều ác được ? Theo lời dặn của anh bạn, tôi không công bố toàn văn tài liệu đó. Nhưng những gì tôi tìm hiểu được trong mấy năm qua, nhờ sự giúp đỡ của anh chị em trong nước và được tài liệu kia xác nhận, tôi tự thấy mình có bổn phận chia sẻ với mọi người, cốt để làm sáng tỏ thêm sự thật đã bị che giấu 40 năm rồi và phần nào đáp ứng, dù là một cách quá muộn màng đi nữa, lòng mong mỏi cuối cùng của những oan hồn đang ngậm hờn ở thế giới bên kia.

Hơn nữa, ngay ở trong nước, tờ báo bí mật, gan dạ Người Sài Gòn, “tiếng nói của nhân dân thèm tự do ngôn luận”, năm ngoái cũng đã tung vấn đề này lên rồi trong bài “Viết cho Ðào Duy Tùng.” Và tôi tin chắc là nhà văn Vũ Thư Hiên cũng không thể bỏ qua chuyện này trong tập hồi ký “Ðêm Giữa Ban Ngày” của anh. Có điều tôi muốn nói rõ là tội ác của bọn hung thủ đê tiện trong vụ thảm sát một loạt người này, tuy rùng rợn, khủng khiếp thật, nhưng lại không phải là đề tài chính của bài này, vì ý định của tôi chỉ là bổ sung thêm vài nét chân thực vào bức chân dung của vị Chủ tịch đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Trước khi kể tới chuyện trên, tôi xin phép nói đến một chuyện khác, mới nghe thì thật tào lao, nhưng lại có thể giúp cho ta hiểu được nhiều điều. Nói chung, hồi đó, khi tôi còn ở trong nước, cán bộ ở miền Bắc (và có lẽ cả miền Nam nữa), ngay cả trong câu chuyện riêng tư, không hề dám hé răng nói bất kỳ chuyện gì về các lãnh tụ, ngoài những lời sùng bái, tán tụng, ngoài những khuôn sáo đã định sẵn, như “ơn Bác, ơn đảng,” v.v… Sự sùng bái cá nhân các lãnh tụ đã được gieo cấy sâu đậm vào tiềm thức cán bộ và dân chúng đến nỗi mọi người cho rằng nói đến các lãnh tụ mà thiếu sự ca tụng, sự sùng kính, nhất là nói đến đời riêng của các lãnh tụ là điều “phạm húy” khủng khiếp, mà điều đó thì tối kỵ, trước tiên, vì… Rất nguy hiểm cho bản thân. Chỉ có một số cán bộ cao cấp nào đó thỉnh thoảng khi cao hứng mới có thể tự cho phép “đả động” nhẹ nhàng đến các lãnh tụ trong chừng mực… “không bị đứt đầu”. Cố nhiên, những việc như thế không phải là không nguy hiểm. Có một lần, tình cờ tôi được “dự” vào một cuộc “loạn đàm” như vậy. Hôm đó, sau một cuộc họp ở Thành ủy, mọi người ra về, chỉ còn lại ba chúng tôi : Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy Hà Nội, Trần Vỹ, phó bí thư, và tôi.


Ðang nói chuyện linh tinh, bỗng Trần Vỹ hỏi khẽ : “Thế nào, việc Phương Mai đã xong chưa ?”

Trần Danh Tuyên đáp: “Không xong.”

Trần Vỹ nói tiếp: “Cô ấy cũng sạch nước cản đấy chứ, sao lại không xong ?”

Vui miệng, tôi cũng chêm vào một câu : “Sạch nước cản… Thế mà tướng Nguyễn Sơn lại chê là ngực lép kẹp, ăn thua gì !”

Cả ba cùng cười, rồi Trần Danh Tuyên hạ giọng nói rất khẽ: “Cô ấy muốn đặt vấn đề đàng hoàng, nhưng mà… Bác và các anh (ý nói Bộ chính trị) cho rằng Bác không lấy vợ thì lợi cho uy tín chính trị hơn.”


Xin nói rõ chuyện như thế này : hồi đó, có ý kiến là HCM cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên HCM. Và như ta đã biết qua cuộc “loạn đàm,” chị đặt vấn đề phải có hôn nhân đàng hoàng. Thế là… Việc không thành. Rồi chị được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ thương binh và ở luôn tại Hà Nội.


CÔ XUÂN BỊ GIẾT NHƯ THẾ NÀO ?


Bây giờ xin quay trở lại câu chuyện những cô gái ở Cao Bằng. Theo những điều người ta kể cho tôi trong những năm gần đây và được xác minh qua tài liệu đã xem thì có hai chi tiết hơi khác (các cô họ Nguyễn, thay vì họ Nông; và cô Xuân chỉ có một con với HCM), ngoài ra, các chi tiết khác về cơ bản đều giống nhau.


Sự việc cụ thể như sau :

Cô Nguyễn (Nông) Thị Xuân (tên gọi trong gia đình là Sang) và em họ, cô Nguyễn (Nông) Thị Vàng, 22 tuổi, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cuối năm 1954, đã tình nguyện vào làm công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ðược mấy tháng thì ủy viên Trung ương đảng, chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, gặp cô Xuân nói chuyện vài lần, rồi đầu năm 1955 cho xe đón cô Xuân về Hà Nội, “nói là để phục vụ Bác Hồ.” Mấy tháng sau, cô Xuân cũng xin cho cô Vàng và cô Nguyệt (con gái của ông Hoàng Văn Ðệ, cậu ruột của cô Xuân) về Hà Nội ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm. “Vì các vị lãnh đạo không cho chị Xuân ở cùng với Bác trên nhà Chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ công an, trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của công an. Cuối năm 1956, chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung.


“Em có nhiệm vụ bế cháu,”đấy là lời Vàng kể lại cho người chồng chưa cưới của mình trước khi cô bị giết. Và cũng nhờ Vàng đã kể lại, nên chúng ta biết được những sự việc sau đây.

Khoảng mồng 6, mồng 7 tháng 2 năm 1957, Trần Quốc Hoàn đến, nói chuyện vu vơ một lúc, rồi giở trò… Kéo cô Xuân vào cái buồng xép, định hãm hiếp. Cô Xuân ú ớ la lên. Vàng hoảng sợ tru tréo, còn Nguyệt khiếp sợ quá co rúm lại ngồi ở trong góc. May lúc đó có tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, Hoàn sợ, bỏ cô Xuân ra, rút súng lục ra dọa: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết.” Rồi xuống thang, ra ô tô chuồn. Mấy hôm sau, Hoàn lại đến, lên gác, đi thẳng vào phòng, ôm ghì cô Xuân hôn.


Cô Xuân xô nó ra: “Không được hỗn, tôi là vợ ông Chủ tịch nước.”

Nó nói: “Tôi biết bà to lắm, nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Rồi lấy súng dí vào ngực cô Xuân, nó rút ra sợi dây dù đã thắt sẵn thòng lọng tròng vào cổ cô Xuân kéo cô lên giường, tự tay lột hết quần áo, ngắm nghía, rồi hiếp cô. Cô Xuân xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay cô và nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già, lại còn vờ làm gái.”

Từ đó cô Xuân trở thành thứ đồ chơi trong tay Hoàn. Nó bảo cô Xuân dặn cho hai em phải biết câm cái miệng, nếu bép xép thì mất mạng cả lũ.


Mấy chị em lúc bấy giờ rất sợ bị giết, bàn nhau. Vàng đề nghị mấy chị em trốn đi thì cô Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác: bây giờ đã có con trai, xin Bác cho mẹ con ra công khai. Bác nói: cô xin như vậy là hợp tình hợp lý Nhưng phải được Bộ chính trị đồng ý nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa… Mấy tuần trước, Bác lại hỏi chị: các cô ở đây có nhiều người lạ mặt tới thăm phải không? Chị thưa: ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội, còn bà con ở Cao Bằng thì không có ai biết chị em ở đâu. Bác nói không nhẽ ông bộ trưởng công an nói dối ? Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vụ gì đó, để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ. Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại anh chị em chúng ta. Chị bị giết cũng đáng đời, chỉ rất hối hận đã xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị.”


Ðến ngày 11 tháng 2 năm 1957, vào bảy giờ tối, một chiếc xe com măng ca thường đón cô Xuân lên gặp HCM đỗ trước nhà. Tên Ninh, biệt danh là Ninh Xồm, bảo vệ viên của HCM, vào gặp cô Xuân nói “lên gặp Bác.” Cô Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra xe. Xe do Tạ Quang Chiến (tên này trong đội bảo vệ HCM, về sau làm tổng cục phó Tổng cục Thể dục thể thao) lái đi.


Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên công an Hà Nội đến báo tin cô Xuân bị chết vì tai nạn ô tô, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phú Doãn. Vàng vội vã đưa cháu Trung cho Nguyệt bế, lên xe công an vào bệnh viện, nhưng không được vào nhà xác. Chờ độ một tiếng sau thì có người bác sĩ ra đọc biên bản, đại ý: trên thân thể tử thi không có thương tích gì, cũng không phải bị đánh chém gì. Mổ tử thi, trong lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì, dạ dày không có thuốc độc, tử cung không có tinh trùng, chứng tỏ không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt, nước nhờn chảy ra. Bác sĩ nói: đây có thể là nạn nhân bị trùm chăn lên đầu, rồi dùng búa đánh vào giữa đỉnh đầu. Vàng nghe xong chạy về kể lại cho Nguyệt. Hai chị em cùng khóc…


Ít lâu sau, một cán bộ công an đến bế cháu Trung đi, hai chị em không biết đem đi đâu. Sau đó, Vàng được đưa đi học lớp y tá của Khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên, còn Nguyệt thì Vàng không biết người ta đưa đi đâu, sống chết ra sao. Học được mấy tháng thì Vàng được chuyển về bệnh viện Cao Bằng và may mắn được gặp người chồng chưa cưới ở đây, kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Cô nói với người yêu: “Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu, anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết, vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng, có hôm em còn thấy thằng Ninh Xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít lâu họ tuyên bố em bị thần kinh, được chuyển về điều trị tới bệnh viện Hòa An.”


Ðây là lời người yêu, chồng chưa cưới của cô Vàng: “Tôi chỉ được gặp Vàng có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957, cô Vàng về thăm ông cậu Hoàng Văn Ðệ, hung thủ đi theo, giết chết, rồi quẳng xác xuống sông Bằng Giang, đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở Hoàng Bồ. Ðược tin, tôi chạy về cầu Hoàng Bồ, thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận bàn tán, cô bị đánh vỡ sọ, tiền, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Vụ này nhiều người bị giết: cô Xuân vợ Cụ HCM, cô Vàng vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở trường y tá Thái Nguyên, nghe chuyện Vàng đi nói chuyện lại cũng bị giết lây. Mấy chục năm nay, tôi tím gan thắt ruột nghĩ cách trả thù cho em tôi, nhưng sức yếu thế cô, đành ngậm hờn chờ chết… “


Tiện đây, xin phép kể qua một chuyện ngoài lề có ý nghĩa. Hồi Vũ Thư Hiên còn ở Moskva, “người ta” dò biết là anh đang viết hồi ký và hình như cũng đoán biết là anh có trong tay “những mẩu chuyện” nào đó. Thế là một hôm, “bọn trấn lột” người Việt đến nhà, chờ Hiên vào thang máy thì chúng ùa theo, đâm anh vào mông, giật chùm chìa khóa, rồi xông vào nhà. Chúng không đụng đến tiền bạc gì hết, mà chỉ tìm kiếm tài liệu và lấy các đĩa mềm máy tính, trong đó có phần hồi ký anh đang viết dở dang. Khi chúng đi rồi, Hiên gọi điện ngay cho tôi. Mấy hôm sau, anh lại báo tin rằng một tên gọi điện cho anh, bảo nếu muốn lấy lại đĩa mềm thì hãy “đến đấy, đến đấy” ở Moskva, mà theo lời anh, chỗ ấy là… Ngôi nhà chung cư của cán bộ nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nga. Hiên nói để trấn an tôi: “Cũng may là tôi đã dự phòng trường hợp này rồi. Anh yên tâm.” Sau đó không lâu, Hiên đến nhà đưa cho tôi đọc 74 trang hồi ký của anh. Và một thời gian sau nữa, anh lặng lẽ rời khỏi nước Nga, tìm nơi khác an toàn hơn để “đậu”… Tôi kể chuyện này để thấy tính nhạy cảm cao độ của những-người-nào-đó đối với “những mẩu chuyện” không chảy theo luồng lạch của “lãnh đạo” và “người ta” sẵn sàng lao vào những hành động tội ác, điên cuồng, cực kỳ phiêu lưu, chỉ cốt để… bưng bít sự thật.


Nhưng, vì chân lý lẽ nào chúng ta có quyền chôn vùi, hoặc để cho ai đó được phép chôn vùi sự thật ? Trái lại, bằng bất cứ giá nào, phải tìm mọi cách để trả về cho Lịch Sử những sự kiện chân thật, khách quan, không bị tô vẽ, không bị bóp méo, để mọi điều, mọi người đều được đánh giá đúng đắn và công bằng. Công Lý đòi hỏi như thế !


NHỮNG CÂU HỎI VỀ HỒ CHÍ MINH


Còn về cháu bé Nguyễn Tất Trung thì sau khi mẹ chết, nó được gửi cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi, độ 4-5 tuổi thì chuyển cho ông Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969, ngày Chủ tịch HCM mất thì giao về cho ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của HCM, làm con nuôi và đổi họ thành Vũ Trung.


Tôi xin phép bỏ qua những tình tiết khác và dừng lại ở đây, vì đến đây, cũng đủ để có thể rút ra vài kết luận sơ bộ có liên quan đến đề tài cần nói :


1) Tôi luôn luôn nghĩ rằng không nên “xoi mói” vào đời tư của người khác, kể cả đời tư của các lãnh tụ. Việc các lãnh tụ có vợ, có con là chuyện rất thường tình. Ông Hồ, cũng như bất cứ ông lãnh tụ nào khác, cũng như bất cứ người nào khác, đều có thể có cuộc sống tình dục, cuộc sống gia đình, có thể có vợ, có con, có thể ly dị với vợ, rồi tới lấy vợ khác… Những điều đó không ai nên can thiệp đến. Thậm chí, dù cho ông lãnh tụ nào đó có vợ rồi, lại đi ngoại tình, “cặp bồ” với ai đó, như trường hợp Lenin, hay vợ sờ sờ ra đấy mà vẫn ngang nhiên ngủ với gái, hết cô này đến cô khác, như trường hợp Mao Trạch Ðông, hay đi hoang, rồi có con với người khác, như trường hợp Karl Marx, (những ví dụ này tôi không nói vu vơ, các sử gia và các nhà báo đứng đắn trên thế giới đã viết quá đủ, với những bằng chứng không thể chối cãi) thì cũng đáng phê phán đấy, nhưng cũng chẳng sao cả, trời không vì thế mà sập được ! Chỉ có cái đầu óc ngu muội, phong kiến của cái đám lãnh đạo cộng sản kênh kiệu, tự coi mình là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại” hay là “đỉnh cao trí tuệ loài người”, mới nghĩ rằng phải tô vẽ cho lãnh tụ thành một ông thánh sống, là một con người siêu phàm, không vợ không con… thì càng thêm uy tín chính trị !


Thế rồi cứ giấu kín cuộc đời riêng tư của các lãnh tụ như là bí mật quốc gia số một, hễ ai động khẽ đến là trừng trị tàn nhẫn. Ðấy, cái vụ vừa qua đảng “xử trí kỷ luật” một cách thô bạo đối với Kim Hạnh, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, chỉ vì báo đó dám nói sơ sơ chuyện HCM có vợ hồi ở Trung Quốc, là một chứng minh cho cái đầu óc ngu dốt, độc đoán, lố bịch của cái đám ấy. Lẽ cố nhiên, cách xử sự của người đàn ông đối với phụ nữ, đối với vợ con phản ánh toàn bộ tư cách, phẩm chất, đạo đức của con người, và điều đáng nói, đáng xem xét đối với các lãnh tụ chính là ở đó.


2) Theo tôi, các cô gái Cao Bằng, cũng như anh chồng chưa cưới của cô Vàng cùng các thương binh bạn chiến đấu của anh đều rất ngây thơ, tưởng là HCM định lấy cô Xuân làm vợ thật, tưởng cô Xuân là vợ của HCM thật. Khách quan mà xét, HCM không muốn có vợ đàng hoàng, ông chỉ muốn giữ cái “uy tín chính trị” hão của “bậc siêu nhân,” ông chỉ muốn được “tiếng” vì dân vì nước đến nỗi suốt đời không mơ tưởng đến chuyện vợ con. Và điều này nói ra chua xót thật, nhưng không thể không nói: cô Xuân chỉ là món đồ chơi trong tay ông mà thôi.


Cô Xuân được đưa về Hà Nội là để “phục vụ” HCM, cũng như bao nhiêu cô gái Trung Quốc đã được đưa đến Trung Nam Hải để “phục vụ” ông Mao (Xem hồi ký “Tôi là bác sĩ riêng của Mao” của Lý Chí Tuy). Mồm HCM nói nào là giải phóng phụ nữ, nào là chống tư tưởng phong kiến, tôn trọng phụ nữ, v.v… Thế nhưng ông đã hành xử với phụ nữ cực kỳ phong kiến, coi phụ nữ chẳng khác gì món đồ chơi. Nhận xét như thế hoàn toàn không có tính chất vũ đoán, vì thử hỏi:


A. Nếu coi cô Xuân là vợ thật, tại sao ông lại không để cô ở chung tại ngôi nhà riêng của ông ở trong khuôn viên Chủ tịch phủ, mà bắt cô phải ở riêng mãi tận nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, (ai biết rõ Hà Nội thì dễ dàng hình dung được khoảng cách) là nhà của công an, lại phải chịu dưới sự quản lý trực tiếp của bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn và chỉ khi nào ông cần “được phục vụ” thì cho xe đón cô lên Chủ tịch phủ mà thôi ? Trong những năm đó, HCM chưa đến nỗi thất thế tới mức phải để cho Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt có thể can thiệp vào cuộc sống tình cảm của ông như vậy, có thể khống chế ông như vậy. Ông đường đường là lãnh tụ tối cao, là Chủ tịch đảng, cơ mà !


B. Nếu ông coi cô Xuân là vợ thật thì khi cô đẻ con trai rồi, tại sao ông vẫn để hai mẹ con ở riêng tận 66 Hàng Bông Nhuộm và khi mẹ nó chết rồi, ông không đem con về nuôi, mà lại đưa cho người này, người khác nuôi cho đến khi thằng bé lên 13 tuổi, là năm ông qua đời, thì “người ta” (cũng khó biết được là ai, Bộ chính trị hay là theo lời dặn của bố đẻ đứa bé ?) lại giao nó cho Vũ Kỳ làm con nuôi ? Và xin các bạn chú ý Vũ Kỳ đã (chắc chắn là anh ta không bao giờ dám tự ý đổi họ thằng bé thành Vũ Trung) xóa mọi dấu vết tội lỗi của một ông họ Nguyễn Tất !


Ở đây, khách quan mà nói, dường như HCM không có chút tình thương yêu nào đối với đứa con đẻ của mình. Một người như vậy làm sao có thể thương yêu trẻ con người khác được ?


3) Theo tôi, thật khó mà bác bỏ ý kiến cho rằng từ đầu đến cuối, HCM cùng đám cận thần của ông, những ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ chính trị, đã đánh lừa tệ hại cô Xuân, một cô gái quê ngây thơ ở miền núi, làm cho cô tưởng lầm ông định lấy cô làm vợ thật. Khi có con với ông rồi, cô xin cho hai mẹ con “được ra công khai” (chắc ý nói hợp thức hóa) thì một mặt ông làm ra vẻ thông cảm, thừa nhận yêu cầu đó là hợp tình hợp lý nhưng mặt khác ông lại chỉ vào các ông trong Bộ chính trị mà nói là các ông kia có quyền quyết định chứ không phải ông, phải chờ ý kiến của các ông kia, làm như ông không phải là “lãnh tụ tối cao”, không phải là Chủ tịch đảng, làm như ông ở dưới quyền mấy ông kia trong Bộ chính trị. Rồi ông còn khuyên nhẹ nhàng: “Cô đành phải chờ một thời gian nữa !” Và thật tội nghiệp cho cô Xuân, cô đã chờ, chờ… Đến khi bị giết !


4) Còn có nhiều điều khác mà trong tình hình hiện nay khó có thể tìm ra được lời giải đáp: Tại sao Trần Quốc Hoàn lại có thể có thái độ trắng trợn, đê tiện như thế đối với cô Xuân ? Dù cô không phải là vợ chính thức thì cũng là “bồ” (nói theo lối nói thông thường hiện nay ở Việt Nam) của lãnh tụ, cơ mà ! Sao y lại có thể to gan phạm thượng đến như thế ? Hay là y đã thấy rõ tình thế bị “thất sủng” của cô Xuân, tức là thái độ không mặn nồng nào đó của HCM với cô Xuân, nên mới bạo phổi làm chuyện bậy bạ đến thế ? Hay là y đã biết một quyết định nào đó về cô Xuân, nên y nghĩ rằng “không xài thì phí của trời,” trước sau rồi cô cũng chết ?


Còn câu hỏi mà HCM đặt ra cho cô Xuân về những người lạ mặt thường đến chỗ các cô phải không, có ý nghĩa gì ? Có đúng là do bộ trưởng công an mớm cho ông hay không ? Việc giết cô Xuân, cô Vàng, cô Nguyệt… là mưu đồ của cá nhân Trần Quốc Hoàn, hay là chủ trương của một tập thể ? Nếu là của một tập thể thì tập thể nào, và HCM có được biết hay không ? Trách nhiệm của HCM, của Bộ chính trị Trung ương đảng, của Bộ công an, của Trần Quốc Hoàn trong việc này như thế nào ? Khoảng thời gian từ khi cháu Trung được sinh ra (cuối năm 1956) đến ngày Hoàn tới dở trò hãm hiếp mẹ nó (6 hay 7-2-1957), cũng như từ ngày đó tới ngày mẹ nó bị giết (11-2-1957) vì sao lại gần nhau đến thế ? Ðâu đó có ý nghĩa gì ? Vân vân và vân vân… Hy vọng là rồi đây, các nhà thám tử Maigrets tài giỏi nhất, các chuyên gia về tội phạm có thể góp ý góp sức, giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề.


HCM là một nhân vật lịch sử đã có ảnh hưởng rất lớn đối với vận mệnh đất nước và nhân dân Việt Nam trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Dù muốn hay không, không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng, ảnh hưởng đó là tốt hay xấu, hay vừa tốt vừa xấu, tốt nhiều xấu ít, hay ngược lại ? Công trạng của ông thế nào, tội lỗi của ông ra sao, chỉ có công không có tội, hay là chỉ có tội không có công, hay vừa công vừa tội ? Ông là vị thánh nhân, là bậc siêu nhân, hay là kẻ phàm phu, hay là tên giả dối, bịp bợm ? Ông là biểu tượng của đạo đức với trái tim nhân ái, hay là một kẻ vô luân, vô đạo với lòng dạ bất lương ?.. Tất cả những câu hỏi đó đòi hỏi một sự nghiên cứu khách quan, cẩn trọng, sâu sắc, tỉ mỉ, toàn diện, và cuối cùng… phải chờ Lịch Sử cân lượng, phán xét, Lịch Sử được đúc kết từ muôn ngàn sự kiện chân thật.


Nhận thức sâu sắc điều đó, người viết bài này không mảy may có tham vọng đánh giá cuộc đời của vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ý muốn nhỏ nhoi đã được nói ngay từ đầu, chỉ là để góp thêm vài “mẩu chuyện”, qua đó người đọc có thể thấy thêm được vài nét chân thật trên bức chân dung hoành tráng, đồ sộ của ông mà giới cầm quyền cộng sản Việt Nam từ trước đến nay đã dày công tô vẽ.


Nhưng, vì chân lý lẽ nào chúng ta có quyền chôn vùi, hoặc để cho ai đó được phép chôn vùi sự thật? Trái lại, bằng bất cứ giá nào, phải tìm mọi cách để trả về cho Lịch Sử những sự kiện chân thật, khách quan, không bị tô vẽ, không bị bóp méo, để mọi điều, mọi người đều được đánh giá đúng đắn và công bằng. Công Lý đòi hỏi như thế ! @@@


Nguyễn Minh Cần – 10-3-1997



Donnerstag, 17. März 2011

Bản Cáo Trạng 55 Năm Tội Ác Cộng Sản


MỤC LỤC

Dẫn nhập

I.1- Cuộc Đấu Tranh cho Hòa Bình Công Lý
I.2- Cuộc Đấu Tranh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
và của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
II. Một Nền Kinh Tế Phản Kinh Tế
III. Một Xã Hội Băng Hoại Đang Xụp Đổ
IV. Nền Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa
V. Những Thảm Bại Của Sách Lược Đối Ngoại của Cộng Sản Việt Nam
VI. Năm Mươi Năm Phí Phạm Sinh Mạng, Tàn Phá Đất Nước
VII. Một Lời Kêu Gọi Khẩn Thiết








(us) ngày 27-02-2006

Bản Cáo Trạng 55 Năm Tội Ác Cộng Sản

55 Năm Tội Ác
55 Năm Diệt Chủng
55 Năm Phí Phạm Sinh Mạng
55 Năm Phí Phạm Tài Nguyên Nhân Lực
55 Năm Phí Phạm Tài Nguyên Quốc Gia
55 Năm Tàn Phá Di Sản Quốc Gia
55 Năm Tàn Phá Đạo Lý, Truyền Thống Dân Tộc
55 Năm Tàn Phá Xã Hội Việt Nam

Yêu cầu các nhà lãnh đạo hãy xử dụng nhân quyền
và quyền trả lời để tự bạch hoá cho mình.

Dư Phước Long, Ph.D.

Người tín hữu Việt Nam hãy tích cực và can đảm dấn thân
hành động chung với mọi thành phần của cộng đồng người Việt Nam
để xây dựng một Nền Hòa Bình và Công Lý xứng hợp với
nhân phẩm con người trên quê hương mình.

ĐGH Gioan Phaolô II



DẪN NHẬP

Muốn kể hết những tội ác của CSVN từ thập niên 1930 tới nay, cần phải hàng vạn trang giấy, chứ không phải chỉ với vỏn vẹn năm mười trang. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, với thì giờ hạn hẹp của chúng ta, công việc đó xin dành cho các sử gia với thì giờ rộng rãi của họ.

Chắc chắn nhiều sử gia Việt Nam hay ngoại quốc sẽ làm công việc này trong một tương lai không xa. Nếu thì giờ cho phép, hoặc vì nhu cầu cần phải làm công việc này sớm sủa, thì tác giả cũng xin đóng góp.

Trong hoàn cảnh sinh hoạt hiện nay mà thì giờ được đo bằng tiền bạc, chúng tôi xin phép chỉ giới hạn bài tham luận nầy trong phạm vi những sự kiện đang diễn ra trước mắt mọi người, trong và ngoài nước từ 1975 tới nay, với sự chú trọng đặc biệt vào các cuộc Tranh Đấu cho Hòa Bình Công Lý và nhân quyền, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng và các dân quyền, trong một chế độ cai trị tự mệnh danh là độc lập và tự do; trong khi đó chế độ cai trị lại là chế độ cộng sản độc tài đảng trị.

Nhờ sự thông đồng với nước ngoài, CSVN đã thực hiện được quyền thống trị toàn lãnh thổ VN, và đã lùa 70 triệu dân vào một đường hầm đen tối, kinh hoàng, khủng khiếp nhất từ cổ chí kim.

Thay vì đem lại "cơm áo" và "hạnh phu'c" cho toàn dân như họ đã từng dùng làm khẩn hiệurêu rao tranh đấu mị dân, các lãnh tụ CSVN đã chủ trương ngang nhiên chà đạp nhân quyền và dân quyền, giam cầm, áp bức, khủng bố các tu sĩ, văn nghệ sĩ, trí thức và bất cứ những ai chủ trương dân chủ đa nguyên, đa đảng, kể cả những người tự coi là "lương thiện" và thức thời thuộc chế độ.

Trong khi chế độ lừa dối phỉnh gạt dư luận trong và ngoài nước bằng những thủ đoạn và những chiêu bài chính trị ngoạn mục và hấp dẫn, CSVN vẫn tiến hành những cuộc bắt bớ giam cầm khủng bố các tôn giáo tại Nam Việt Nam trong 17 năm qua, mà nỗi bật nhất là Thiên Chuá Cơ Đốc Giáo và Phật Giáo, song song với những cuộc bắt bớ giam cầm tù đầy các văn nghệ sĩ và những người dóng lên "tiếng nói dân tộc".

Trong khi đó thì xã hội Việt Nam ngày càng dài dài xuống dốc thê thảm, bi đát trong tất cả mọi lãnh vực, từ kinh tế đến xã hội, từ văn hóa đến giáo dục, từ nội trị đến ngoại giao, quốc phòng. Nạn tham nhũng, bóc lột, độc tài địa phương, cường hào ác bá, trộm cắp của công, của tư, lan tràn tạo nên một chướng khí trong hơi thở biến cho Việt Nam thành một xã hội băng hoại và bệnh hoạn trong một quốc gia què quặt trong lĩnh vực quốc phòng và đối ngoại. Trong hai lĩnh vực này, chính quyền CSVN đã và đang lâm vào cái thế vừa vô cùng lúng túng vừa nhục nhã chỉ thấy ở các nước bại trận.

Xét cho cùng, CSVN đã bắt dân tộc Việt Nam phải gánh chịu cái nhục mất đất trên biên giới và mất đảo ởn ngoài khơi vì sự hoàn toàn bất lực và hoàn toàn thất bại của họ trong nhiệm vụ chống ngoại xâm trên mặt trận chính trị quân sự.








I.1 - ĐẤU TRANH CHO HÒA BÌNH, CÔNG LÝ VÀ NHÂN QUYỀN.


Hòa bình, công lý và nhân quyền là ba điều kiện tất yếu cho sự sinh tồn của mỗi con người, mỗi đạo giáo và mỗi dân tộc. Không một chế độ cai trị nào tồn tại lâu dài nếu thiếu một trong ba điều kiện tất yếu này.

Với ý thức đó, chúng tôi xin dâng lên Đức Thánh Cha và các hàng Giáo Phẩm Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Phẩm Việt Nam tại Tòa Thánh, lời cảm tạ chân thành của chúng tôi, vì Giáo Hội đã cùng với các tôn giáo Việt Nam khác triệu tập ba ngày hội để, theo lời Đức Ông Trần Văn Hoài, "cầu nguyện hòa bình cho VN và phát huy ý chí chung và thỏa mãn khát vọng hòa bình, công lý chân thật nhanh chóng được thể hiện trên quê hương, hầu cho những nổi khổ đau của toàn thể đồng bào chúng ta sớm chấm dứt."

Cuộc họp mặt dự tính trên nói lên một cách hùng hồn thực trạng là từ 17 năm qua tại Việt Nam ta không có công lý; nhân quyền lại càng không có, mà chỉ có một nền hòa bình nằm trên họng súng. Những biện pháp khủng bố tinh thần, tâm lý trong 17 năm nay vẫn tiếp tục đè nặng trên dân chúng, trên các tôn giáo, trên các văn nghệ sĩ, trí thức tự do. Công an vẫn tiếp tục canh chừng, rình rập, theo dõi mọi người dân và khách ngoại quốc, khi gần khi xa, tùy lúc. Trong khi đảng CSVN tuyên bố cho người dân được phép chỉ trích thì những người ngay thật đứng lên đói hỏi dân chủ đa nguyên liền bị bỏ tù.

Sau đây là một số những trường hợp vi phạm nhân quyền và dân quyền của chánh quyền cộng sản mệnh danh là Xã Hội Chủ Nghĩa:

* Những nhà tù công khai hay bí mật hãy còn giam giữ nhiều tu sĩ các tôn giáo, một số nhân viên thuộc chế độ Cộng Hòa, và nhữ người tranh đấu ôn hòa cho tự do tín ngưỡng và lý tưởng dân chủ.

Trong số những chính trị phạm hiện đang bị cầm tù hay bị quản thúc có Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế (một thành viên của tổ chức Ân Xá Quốc Tế), BS. Nguyễn Lạng, LS Đoàn Thanh Liêm, các ông Hồ Thái Bạch (nhân sĩ Cao Đài), Nguyễn Van Hạnh, các LM Lê Văn Vàng, Trần Đình Thụ, GS. Đoàn Việt Hoạt, cựu Trung úy Phi Công Lý Tống, Nhà Văn Phan văn Thức, các Đại Đức Thích Trí Siêu và Thích Tuệ Sỹ, Nhà Văn Doãn Quốc Sĩ Nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng và Đại Việt; nhiều người bị gọi là "tù cải tạo" và ngay cả Nguyễn Hộ, chủ tịch Câu Lạc Bộ Kháng Chiến của những người CS miền Nam.



* Theo một cựu đảng viên cao cấp CSVN thì ngoài những người bị oan trái "có tên tuổi"; còn hàng vạn trường hợp người dân thấp cổ bé họng bị bắt oan, bị bỏ tù oan, bị nhục hình, bị ép cung... thì, cũng theo lời cựu đảng viên này, "không sao kể xiết."

* Có những xã có trên 200 hương chức mỗi xã lộng hành sâu dân, mọt nước, cơ hội;

* Có hàng nghìn oan ức chồng chất ở nông thôn trước sự hà hiếp của cán bộ, công an xã, phường đè nặng trên cuộc sống của dân quê;

* Hàng nghìn vụ kiện về nhà cửa, vườn, ruộng, đất, bị một số cán bộ đảng viên có chức quyền ở địa phương cưỡng đoạt của dân;

* Hàng vạn đơn kêu gọi công lý chất đống từ năm nầy sang năm khác mà không ai giải quyết đã gây nên oán thù, ghê tởm và tuyệt vọng cho vô vàn người dân không được ai bênh vực.

* Trong lĩnh vực giáo dục, những cuộc tuyển chọn học sinh, sinh viên phải chiếu theo tiêu chuẩn gia đình để gạt bỏ những con em mà cha mẹ không phải là đảng viên. Đồng thời, những học sinh được tuyển chọn phải liên hệ đến ba hay bốn thế hệ trước, cha mẹ có công hay không trong cuộc chiến tranh của cộng sản.

* CSVN đã viện cớ "công lớn" để hành động vi phạm nhân quyền và dân quyền, "thu góp tài sản, và quyền lợi của dân vào tay phe cánh họ, và che lấp biết bao tội ác tầy trời liên quan đến hàng chục triệu gia đình lương thiện". Nói về những vi phạm nhân quyền của cộng sản, một cựu đảng viên cộng sản đã nhìn nhận: Đây là tấn bi kịch mang tầm vóc thời đại kéo dài hơn nữa thế kỹ."

* Những người cộng sản còn có ít nhiều nhân cách và tự trọng đều nhận thấy rằng sự lừa dối và bất công và chế độ quan liêu hà khắc vi phạm nhân quyền của CSVN trong gần 50 năm qua đã đem lại vô số bất hạnh cho nhân dân. Tất cả những phần tử cộng sản này đều tin rằng chế độ không có bộ mặt con người của CSVN "Ắt sẽ bị sự trừng phạt nghiêm khắc nhất của quần chúng.".

* Theo những nhà phê bình xã hội thì CSVN áp dụng một chế độ phản nhân quyền, trong đó họ không tôn trọng cá tính của con người, không tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhân dân, coi thường nhân phẩm, "hạ thấp con người xuống, con số không hèn hạ để tồn tại và phát triển trên sự gian dối, và thi hành đạo đức giả (hypocrisy) .

Trên mặt trận tranh đấu nhân quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế trước đây, trong năm 1992, có cho hay CSVN vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền bằng hành động bắt giam, hoặc xét xử không đúng tinh thần công pháp quốc tế những người VN đã lên tiếng chống đối Nhà Nước CS, theo đường lối bất bạo động. Trong số những nạn nhân đó có những người sau đây: .

* Luật sư Nguyễn Khắc Chính, bị giam từ 1975 tới nay mà không hề đem ra xét xử

* Luật sư Nguyễn Sĩ Bình, từ Hoa Kỳ về, và 16 người khác bị bắt vào tháng tư 1992;

* Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, được AXQT công nhận là tù nhân của lương tâm từ năm 1983. Ông bị bắt giam lại vào tháng 1, 1990.

Ngoài ra, AXQT còn lên tiếng phản đối về những xét xử bất công, như trườg hợp đối với L.S Đoàn Thanh Liêm, ông Nguyễn Ngọc Đạt, và Trịnh văn Thương.

* Ngày 10-9-92, Đại diện của 328 đoàn thể, các cơ quan truyền thông VN và nhiều nhân vật nổi tiếng của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới đã tập hợp trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, Nữu Ước, phát động phong trào đòi trả tự do cho những tù nhân chính trị hay còn bị CSVN giam cầm vì họ đã vận động nhân quyền cho nhân dân VN. Trong dịp này 24 người đã tự nguyện tuyệt thực trong 48 tiếng đồng hồ. Phát ngôn nhân của buổi nết-tinh đã trưng ra danh sách của 275 tù nhân chính trị đượcc biết chắc còn bị CSVN giam giử tại những trại tù "cải tạo".

Ban tổ chức đã gặp đại diện Văn Phòng LHQ để trao bản danh sách, Khiếu Nại của H.T. Thích Huyền Quang và Văn Thư của Đảng Nhân Dân Hành Động. Cuộc vận động này do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN đứng ra điều hợp.






I.2 - CUỘC ĐẤU TRANH CHO TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ CÔNG LÝ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

* Kể từ năm 1945, CSVN đã cưỡng bách giáo dân và giáo sĩ Công Giáo Việt Nam tham gia các tổ chức đảng và chính quyền cộng sản;

* Sau năm 1975, nhóm Công Giáo thiên tả đã có những hành động nhằm bắt buộc giáo dân phải dựng lên một Ũy Ban Công Giáo Yêu Nước để gia nhập Mặt Trận Tổ Quốc. Ũy Ban đó được lập theo mô thức Ũy Ban Liên Lạc Công Giáo do cộng sản Việt Nam đẻ ra tại miền Bắc. Vì sáng kiến không được các giáo phận Miền Nam tán đồng nên các tu sĩ và giáo dân thiên tả đã quay sang thành lập Ũy Ban Vận Động Công Giáo.

* Vào cuối năm 1983, Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Huế, Nguyễn Kim Điền, tuyên bố trong một bức thư gởi cho Linh Mục Nguyễn Thế Vinh, Chủ Tịch Đại Hội Toàn Quốc Giáo Dân thân cộng tố cáo: " Ai cũng biết Lực lượng bành trướng từ phưong Bắc đã và đang tìm cách phá hoại đất nước chúng ta."

* Ngoài một thiểu số Linh Mục thân cộng, Cộng Sản Việt Nam chưa dụ dỗ hoặc ép buộc được một vị Giám mục Việt Nam nào làm tay sai cho họ trong ý đồ tổ chức một giáo hội Công Giáo Việt Nam tự trị.

* Tháng Tư 1984, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền khẳng định với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam: "Tôi phải tuân giử 1uật Giáo Hội của tôi, nên tôi không thể làm cách khác... Tức là tôi không thể chấp hành luật pháp của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

* Cũng vào năm 1984 sở Bảo Vệ Chính Trị (SBC) của nhà nước CSVN đã có những hành động phá hoại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như sau:

+ Hốt gọn các Nhà Dòng ở Thủ Đức, trong đó có Dòng Chúa Cứu Thế
+ Hốt Dòng Tên ở Sài Gòn;
+ Hốt Dòng Providence ở Cần Thơ.

Trong những năm trước đó, Cộng Sản Việt Nam cũng đã có những hành động tương tự đối với các tôn giáo khác:

+ Hốt sạch Nhóm Phật Giáo Hòa Hảo năm 1981;
+ Hốt sạch Nhóm Cao Đài năm 1982;
+ Hốt sạch một số mục sư và tín hữu Tin Lành năm 1983.

Và cũng trong năm 1983, Cộng Sản Việt Nam tấn công thêm vào thành trì của Phật Giáo. Sài Gòn sôi nổi về vụ Hòa Thượng Trí Thủ chết bất đắc kỳ tử, và vì phẩn uất trước việc Cộng Sản Việt Nam bắt giam Ni cô Trí Hải, Đại Đức Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thác.

* Sau 30 - 4 - 75, 31 Linh mục tại Long Xuyên bị chính quyền cộng sản buộc phải ngưng thi hành chức vụ. Một số các Linh mục khác bị bắt, như Linh Mục Chu Quang Tào, Linh Mục Vũ Tuấn, Linh Mục Vũ Trọng Trí, Linh Mục Văn Chi, v. v.

* Ngày 8 - 6 - 88, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền đột ngột từ trần một cách bí mật. Ngài đã bị Việt Cộng giam lỏng trong nhiều năm vì công khai chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của Cộng Sản Việt Nam:

+ Ngày 15 - 4 - 77, Ngài phát biểu trong buổi họp của Mặt Trận Tổ Quốc Bình Trị Thiên về việc Cộng Sản Việt Nam bắt giử sáu Thượng Tọa thuộc PGVN Thống Nhất, Ấn Quang ngày 6 - 4 77: "Tôi xin chia buồn và thông cảm với tôn giáo bạn, vì chính tôi cũng trải qua một cảnh tượng như vậy trong vụ Vinh Sơn". Trong buổi họp đó, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền còn cho biết thêm:

"Các lễ nghi bị hạn chế các linh mục không được phép đi lại phục vụ đồng bào tại nhiều nơi như vùng kinh tế mới. Một số nhà thờ bị cấm làm lễ, hay bị chiếm... ".

" Trong hai năm qua, thú thật người công dân Công Giáo chúng tôi cảm thấy sao đâu, ở đâu, làm gì cũng bị nghi ngờ chèn ép. Học sinh ở trường thì cứ nghe những bài chống đối Công Giáo, mạ lị Công Giáo..."

" Tôi chịu lao tù và chết để bênh vực Nhân Quyền và Công Lý."

* Trong hai năm nay, Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận bị bắt buộc sống lưu vong và không cho phép về Việt Nam mặc dù Ngài là Phó Tổng Giám Mục địa phận Sài Gòn với quyền thay thế Tổng Giám Mục . Trước đó Ngài bị biệt giam tại miền Bắc VN và bị tước đoạt mọi quyền tự do căn bản cũng như quyền tự do hành đạo.

Trước năm 1975 và sau năm 1954, Giáo Hội Công Giáo miền Bắc Việt Nam đã bị đàn áp, ngăn cản, làm khó dễ đủ điều nhưng các vị giám mục, linh mục và tu sĩ cũng như giáo dân vẫn cương quyết kiên trì giử đạo và bất cộng tác với nhà nước CSVN.

* Trước tính hình Công Giáo, nói riêng, và các tôn giáo khác, nói chung, tức là toàn dân Việt Nam, đang bị áp chế tù đầy, không được hưởng cuộc sống an cư hòa bình và không được công lý bảo vệ dưới gông cùm của nhà nước Cộng Sản Việt Nam, không được quyền tự do hành đạo, giử đạo, nhân quyền và dân quyền bị vi phạm...

Văn Phòng Trung Ương Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại đã đứng ra tổ chức Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình và Công Lý cho Việt Nam. Đây là một hành động mà tất cả mọi người chúng ta đều ngưỡng phục và tri ân, vì đây là dịp để các tôn giáo liên kết với nhau để cầu nguyện các Đấng Tối Cao giúp cho quê hương Việt Nam cùng các giáo hội sớm đạt được một đời sống hòa bình, tự do, công chính và đạo đức, và cũng là dịp để các tôn giáo nói lên tinh thần đoàn kết và huynh đệ giữa các anh em đồng bào trong và ngoài nước để cùng bắt tay tranh đấu cho nhân quyền, Tự Do Tín Ngưỡng và Công Lý cho dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam và các tín đồ các tôn giáo đã bị.

Ngày thứ bẩy 28 tháng 9 năm 1992, một Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo đã được tổ chức tại San Jose, California, Hoa Kỳ, với hàng ngàn người tham dự. Theo lời tiết lộ của Ban Tổ Chức, thì tại Việt Nam hiện có 5 nhà sư đã tình nguyện tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền CSVN về sự đàn áp tôn giáo và sang đoạt tài sản giáo hội của họ. Họ cũng lên tiếng yêu cầu CSVN phải thi hành những đòi hỏi của Hòa Thượng Huyền Quang và đặc biệt phải chịu trách nhiệm về an ninh của cựu Phi Công Trung Úy Lý Tống và những người bị bắt bớ, giam cầm trái phép khác.

Ngoài hai tôn giáo chính là Công Giáo và Phật Giáo bị CSVN đàn áp, bách hại thô bạo, các tôn giáo khác như Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài… cũng bị chung số phận. Lịch sử của đảng Cộng Sản Việt Nam và Lịch sử Cận Đại Việt Nam là một ấn tích, một cáo trạng ghi rõ tội đồ của những người Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc, tổ quốc và các tôn giáo. Nhưng, như bất cứ một bạo quyền nào, Cộng Sản Việt Nam cũng sẽ bị cáo chung hoặc bị tiêu diệt. Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế đang băng hoại, sụp đổ khắp nơi. Sau Đông Âu và Liên Sô, chắc chắn phải là Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn... Chúng tôi thành târn ghi nhận công sức của Đức Thánh Cha, của Giáo Hội Công Giáo trong tiến trình làm biến đổi tình hình thế giới hiện nay. Chúng tôi kính xin Đức Thánh Cha, anh ern Công Giáo, đặc biệt là anh em Công Giáo Việt Nam hãy tiếp tục cùng chúng tôi cầu nguyện để cho toàn nhân loại nói chung và đất nước Việt Nam, nói riêng, sớm được giải thoát khỏi chế độ phi nhân cộng sản, đúng như lời tiên báo năm 1917 tại Fatima.








II - MỘT NỀN KINH TẾ PHẢN KINH TẾ

Khi xét tình trạng xã hội và kinh tế của nhân dân Việt Nam từ hơn 17 năm qua, ta thấy rằng số phận dân tộc ta quả là vô phước. Vì một nguyên nhân mà ai cũng hiểu, ngoại trừ nhữg lãnh tụ cộng sản giáo điều, ngoan cố, lạc hậu, không tưởng. Họ nhân danh một chủ thuyết ngoại lai không thích ứng với địa lý và văn hóa Việt Nam, đưa đến sự kềm kẹp con người và tiêu diệt mọi tiềm năng sáng tạo và phát huy năng khiếu mà Thượg Đế ban cho. Với xương máu của hàng triệu đồng bào đã đổ ra trong 50 năm qua, họ đã dựng lên một xã hội vô nhân quyền, phi nhân, vô đạo và một nền kinh tế giống như một bộ máy bất toàn thiếu sót nhiều bộ phận khiến cho bộ máy không tác động được. Sau đây là một số những yếu tố hoạc những bộ phận cho đến nay hãy còn thiếu sót:

* Việt Nam không có luật về bất động sản (Real estate law). Do do các ngân hàng ngoại quốc tài trợ địa ốc không hoạt động được. Đây là trở ngại chính cho các dự án xây cất;

* Lối làm ăn giao thương ở Việt Nam không có tiêu chuẩn và nguyên tắc, nên rất nguy hiểm cho các nhà đầu tư và thương nhân ngoại quốc;

* Không có những đạo luật và định chế pháp lý rõ rệt về bằng khoán và chứng khoán;

* Lề lối làm ăn tại Việt Nam từ thập niên 1970 là "tiền trao, cháo múc" và "thủ tục đầu tiên" (nói lái là: Tiền đâu). Lắm khi tiền mất tật còn!

* Mọi việc thương lượng với các cơ quan công quyền đều đi cửa sau;

Thêm vào đó:

* Phép vua thua lệ làng, tức là quyền quyết định tối hậu thuộc các chức sắc xã, quận, và cán bộ lệnh trung ương không có hiệu lực.

* Không có sách lược nhà nước giúp việc nghiên cứu thị trường trên quy mô toàn quốc, nên chỉ có được những hệ thống phân phối từng vùng nhỏ, và từng địa phương; và do đó, không có hệ thống đại diện hoặc đại lý hữu hiệu;

* Không có tiện nghi bảo trì sửa chữa máy móc "after sale services";

* Các nguồn cung cấp sản phẩm, hàng hóa không đều đặn, không đúng hẹn, không đúng tiêu chuẩn phẩm chất số lượng, và các điều kiện thỏa thuận khác trong hợp đồng;

* Hệ thống đường sá và xe lửa hư hỏng, không bảo trì nên quá tồi tệ

* Không có hệ thống phân phối nhu yếu phẩm toàn quốc;

* Truyền thông báo chí bị Đảng kiểm soát chặt chẽ

* Các nhà đầu tư ngoại quốc không được cho xem các kế hoạch hiện đại hoá quốc gia, nếu có;

* Cộng Sản Việt Nam không dứt khoát dẹp bỏ nhũng tư tưởng và quan niệm kinh tế Mác xít;

* Không có một nền tảng pháp lý hạ tầng cơ sở cho cuộc sinh hoạt và điều hợp kinh tế và xã hội;

* Cộng Sản Việt Nam không chấm dứt chế độ cai trị bằng luật pháp để thay thế cho đảng lệnh;

* Cộng Sản Việt Nam không thiết lập một hệ thống pháp lý triệt để tôn trọng tư hữu tài sản;

* Không có một cuộc tái cấu trúc hệ thống giá cả và lực lượng công nhân;

* Không tích cực thể hiện và phát huy hệ thống kinh tế thị trường.

* Cộng Sản Việt Nam hiện đang bối rối điên đầu trước bài toán nhân dụng vì bất lực trong việc tạo công ăn việc làm cho hàng triệu tay thợ. Tổng số lực lượng lao động Việt Nam là gần 30 triệu. Thị trường nhân dụng mỗi năm phải tiếp 1.5 triệu công nhân. Ngoài ra, còn có một số người sau đây mà Cộng sản Việt Nam phải tạo công ăn việc làm, nhà ở cho họ:

- Hàng vạn binh sĩ giải ngũ từ Cao Miên về,
- Trên một triệu di dân sẹ bị đuổi từ Cao Miên về,
- Hàng vạn thuyền nhân từ các trại tỵ nạn Đông Nam Á bị cưỡng bách hồi hương,
- Năm trăm nghìn người Việt g6c Hoa bị Trung Cộng trả về,
- Hàng vạn công nhân bị các nước cộng sản cũ ở Đông Âu đuổi về,
- Hàng trăm nghìn binh sĩ thuộc quân lực Cộng Sản (1.6 triệu quân) bị giải ngũ.
- Mặt khác, hàng năm có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp, thành tài ở các trường đại học tổng hợp, công nghiệp, trung học. Hầu hết không tìm được việc làm, hoặc việc làm không hợp với chuyên môn học ở trường, hoặc vì khả năng dưới trình độ tối thiểu.

Tất cả những nhân lực nói trên phải làm bất cứ việc gì để khỏi đói, kể cả đi buôn lậu, lên rừng tìm vàng, hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh tế không chính thức với những nghề linh tinh nhằm sống qua ngày không nhất thiết bất hợp pháp. Đó là khu vực vô dạng của những nguời làm kinh tế cá thể. Còn những người hoàn toàn ở vào th1ê vô kế khả thi thì suốt ngày la cà các quán cà phê hoặc lang thang trên các vỉa hè phố. Bao nhiêu kiến thức học hỏi ở trường đều trả lại cho thầy.

Với một nền kinh tế kiệt quệ, với lệnh cấm vận củ Hoa Kỳ, với nền quản lý bất lực, với tinh thần chống đối đề kháng thụ động của nhân dân, Cộng Sản Việt Nam làm sao giải quyết nổi nan đề kinh tế và nhân dụng hiện nay đang đè nặng trên họ trên đất nước và nhân dân?

* Đậu phộng, mía, dầu ăn, đường không tìm được người tiêu thụ vì lẽ gía xuất khẩu cao, còn gạo thì chỉ xuất khẩu được 7 trăm nghìn tấn; tất cả vì gía không cạnh tranh được với nông sản cuả các nước láng giềng. Nông gia bị sản phẩm ứ đọng đầy kho.

* Biên giới Việt Hoa mở rộng cửa để vui lòng đại ca Trung Cộng, nên hàng lậu thuế nhân cơ hội tràn ngập khắp các nơi, với giá rẻ hơn hàng sản xuất trong nước và hàng nhập cảng khác. Một lý do khác là nền quản lý kinh tế kỹ nghệ bất lực. Chất lượng và năng suất lao động Việt Nam không đương đầu nổi với hàng Trung Cộng. Chưa bao giờ trên thị trường Việt Nam lại có nhiều hàng Trung Cộng như hiện nay (70%). Trước đây ba năm, hàng Thái chiếm đến khoảng 70% trên thị trường, hàng Trung Cộng hầu như không có. Nay hàng Thái chỉ còn chừng 30%. Đây là lần khốn đốn thứ hai của hàng nội địa, sau khi bi khốn đốn trước nạn hàng Thái tràn ngập thị trường Việt Nam vào năm 1989.

* Một số lý do căn bản khác cho sự thất bại của hàng nội hoá là không có chính sách toàn diện về sản xuất nội hóa, gồm có: Luật thương mãi, luật đầu tư trong nước, hệ thống thuế khoá, tín dụng, tiền tệ, ngoại hối, ngân hàng, hạ từng cơ sở khả dụng như đường sá, cầu cống, điện, nước, v. v..

* Hệ thống tín dụng ngoại quốc tại Việt Nam thất bại trước tình hình kinh tế kiệt quệ và lối điều hành kinh tế theo luật rừng tại Việt Nam. Mới đây, một số công ty ngoại quốc phải đóng cửa hoặc ngưng hoặt động, trong đó có: Quỹ đầu Tư Tín Dụng Lyon Pháp Quốc, Công ty Indochina Hotels, và Lloyds Bank of Fund Management and Asia Securities.

Trước đây mấy tháng, các nhà đầu tư Anh đã rút về 7.5 tỷ Mỹ Kim, không đầu tư tại VN nữa, vì những lý do nêu trên.








III - MỘT XÃ HỘI BĂNG HOẠI ĐANG SỤP ĐỔ


Phác hoạ bức tranh xã hội Việt Nam là công việc dễ dàng của những người sống tại chỗ, hàng ngày chứng kiến và quan sát những màn hỉ nội ái ố chung quanh mình. Với chúng tôi, khi muốn mô tả sinh hoạt xã hội hàng ngày ở quê nhà, tất nhiên phải căn cứ vào những nhân chứng, những tài liệu sách báo Việt Nam và những đồng bào sang định cư tại Mỹ trong những năm, tháng qua. Những bức tranh xã hội dưới đây xuất xứ từ nguồn cung cấp đó:

* Theo nhận xét của những người đã từng ở trong nước, trong đó có những nguời trước đây là những thành phần cao cấp của chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa, thì tham nhũng, đặc quyền đặc lợi gắn liền với chế độ độc quyền lãnh đạo cuả Đảng Cộng Sản Việt Nam, đưa tới hiện trạng thất nghiệp lan tràn, phụ nữ bán dâm, trẻ con thất học, bỏ học, đi bụi đời, băng đảng, những người có ăn học có khả năng không đượcc tin dùng ngày càng đói rách;

* Tham nhũng tại Việt Nam là biểu tượng của một nước có nền văn hoá thấp. Các nhu cầu văn hoá đã thay đổi... Nền văn hoá hiện đang xuống cấp không kìm lại được... Có những nhu cầu văn hoá hết sức vô văn hoá, nên đã lũng đoạn nền văn hoá. Chính điều này đã tạo ra càng ngày càng nhiều tệ nạn xã hội. Số người thất nghiệp và khiếm dụng quá cao đưa tới tình trạng băng hoại đạo lý;

* Những liên hệ gia đình, xã hội ngày càng thêm lỏng lẻo. Phụ huynh không còn khả năng nuôi hoặc dạy con cái; có khi phải nhắm mắt để chúng đi kiếm tiền về nuôi cha mẹ

* Tham nhũng dưới chế độ cai trị độc quyền của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng khoa học và tinh vi, được phát huy theo ba hệ thống: Tham nhũng có hình tháp, từ cấp trung ưong xuống; tham nhũng theo mặt bằng, giữa các đồng nghiệp và qua những móc ngoặc; và tham nhũng lẻ giữa cá nhân; tùy trường hợp mà áp dụng đúng mức.

Theo lời một người tự xưng là "nhà giáo nhân dân" thì "tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày nay lan tràn, lại có nhiều băng phiệt (bandocrats) từ cấp trung ương đến tỉnh, hoặc từ tỉnh đến xá, ở ngành nầy hay ngành nọ. Lực lượng nó hùng hậu, lại có phép thần thông biến hoá. Đến đỗi cho tới nay Quốc Hội cũng phải chịu chào thua!". Môt cựu đảng viên cộng sản than thở: "Khi lòng tham đã lan tràn từ trên xuống dưới, đạo lý không còn, mà thiếu hẳn pháp lý để kềm chế dục vọng thì xã hội mặc sức băng hoại." .

* Đi đôi với nạn tham nhũng 1à nạn trộm cắp tái sản nhà nước. Ví dụ, trong ba tháng đầu năm 1992, có 1,092 vụ đổ bể. Thất thoát của dân mất 17 tỷ đồng. Theo những người biết rõ nội vụ thi thì phạm là những cán bộ cao cấp.

Nếu không trộm cắp của công thì lạm dụng chức vụ. Một "vali" (tín hàm) ngoại
giao bị khui ra tại một phi trường Đông Âu bên trong chứa 800 quần jean và 2,000
đồng hồ điện tử, là của một... đảng ủy viên.

* Gầm đây, một người Việt đã nhận hàng của gia đình gửi biếu gồm 1,200 máy cày và 65 Ti Vi màu;

* Và cũng gần đây, hàng chục tàu của một số đơn vị vận tải đường biển thuộc các tổ chức kinh tế nhà nuớc đã tham gia chở hàng lậu với quy mô lớn, một số đã bị tầu Trung Cộng chận bắt, cướp hết hàng hóa;

* Trên con đường buôn lậu từ Cao Miên, trong sáu tháng đầu năm nay có những món hàng sau đây được chuyển qua các tỉnh biên giới: 4,000 xe hơi, 1,700 đầu máy video, 60,400 xe gắng máy, 10,300 ti vi màu, 29,000 radio - cassettes;

* Đó là những bức tranh chìm. Còn về bức tranh nổi là những cảnh tượng não lòng thương tâm trên các hè phố. Đây là những cảnh màu trời chiếu đất của những cặp vợ chồng, những thanh thiếu niên trong hoàn cảnh sống vô gia cư homeless;

Khách qua đường thấy hè phố Hà Nội, hè phố Sài Gòn không còn là hè phố nữa, mà là nơi ăn uống, nơi bán hàng, nơi giặt dũ, nơi đánh bạc, nơi phóng uế, và cũng là nơi ngủ nghỉ, bán dâm nữa.

* Theo tin tức báo chí cộng sản ở Sài Gòn mới đây thì "hiện tượng mãi dâm và du đãng tại Sài Gòn đang gia tăng dữ dội. Gần như nơi nào trời bắt đầu tối là có bóng gái ăn sương thấp thoáng. Các băng đảng hoành hành ở bất cứ chỗ nào trong thành phố... Hầu hết các tên cướp trẻ đều xuất thân từ những gia đình giàu cá, khá giả, con cán bộ.

* Tại trung tâm Sài Gòn, nạn trộm cướp diễn ra gần như công khai. Nạn nhân thường là người ngoại quốc và Việt Kiều về thăm nhà. Thủ phạm là dân bụi.

* Một nỗi đau lòng khác là một số vợ sĩ quan, viên chức bị "đi cải tạo", sau khi đã xài hết tiền, bán hết của, đã phải bán mình cho khách làng chơi, mà hầu hết là những cán bộ Miền Bắc vào, để lấy tiền nuôi gia đình.

Nguyên nhân duy nhất của nạn băng đảng, trộm cướp: Bị bế tắc trong lối sống, không có lý tưởng, sống thác loạn, dâm đãng, bao lực... Họ sống theo những hình ảnh thườmg thấy trong các phim giang hồ, xã hội đen của Hồng Kông giống như thanh thiếu niên đi bụi ở Mỹ, Canada;.

* Vì một số đông gia đình sống nhờ kinh tế đen, kinh tế vô dạng còn kinh tế tạo công ăn việc làm thì chỉ thoả mãn được một phần nhỏ của thị trường nhân dụng, nên chi trong số đông đảo người thất nghiệp cá một số phụ nữ trẻ tuổi phải bất đắc dĩ hành nghề mãi dâm để nuôi sống bản thân và nuôi gia đình.

Vớ số du khách, thương nhân ngoại quốc, Việt kiều về thăm nhà càng đông, số phụ nữ buôn hương bán phấn cũng do đó tăng theo. Ngoài nhũng thanh lâu ra, tất cả các vũ trường, các khách sạn, từ cỡ lớn tới cỡ mini, phòng trọ, các quán cà phê đều có gái mại dâm, với tiết mục mệnh danh là "lúc 0 giờ".

* Tại Sài Gòn, Hà Nội và các đô thị, mãi dâm và ciné, video khiêu dâm đã trỡ thành những kỹ nghệ phát triển có hệ thống đạt tới qui mô toàn quốc.

* Các "chiến sĩ an ninh" trên đường phố nghèo đói qua đành làm liều: Có khi chận bắt xe gắn máy lại mượn cớ hỏi giấy tờ, nhưng kỳ thực chỉ để kiếm mấy điếu thuốc thơm, hoặc vài nghìn đồng về cho vợ mua gạo. Theo những cựu đảng viên cộng sản thì những giới người nói trên không thể sinh sống một cách bình thường lành mạnh "vì cơ chế quan liêu, bảo thủ, vô trách nhiệm, tình trạng bất công xã hội lan tràn khắp nơi". Do đó, có những câu ca dao thời đại sau đây:

Đầu đường, thiếu tá bơm xe;
Cuối đường, trung tá bán chè đậu đen;
Giữa đường, đại tá rao kem...

* Có những phụ nữ lao động, phụ nữ trí thức phải lén lút bán mình để sống qua ngày trong tủi nhục;

* Có hàng vạn thanh thiếu niên chán đời, lâm vào ngõ cụt, thất nghiệp, thành tích bất hảo đã mượn xì ke ma túy, trò "chơi mê, xì cọt", ngoài cocaine và heroin để "quên". Những thanh niên băng đảng đầu trọc dùi lỗ "xí ngầu" trên tay bằng thuốc lá cháy đỏ, rồi phá cho những chỗ châm loét to thành những lỗ lớn. Họ gọi đó là "trò chơi hành xác". Có những thanh niên khoét tới 36 lỗ lớn bằng đồng xu trên cánh tay mình;

* Trẻ em gầy ốm nhỏ bé hơn trẻ ern ngày xua. Tỷ lệ chết sơ sinh lên tới 6%. Những đứa còn sống thì bị còi xương vi thiếu ăn, chứ chưa nói tới chất dinh dưỡng. Các bà mẹ sau khi sanh con không có sữa cho con bú.

* Có tới 40% cư dân trong những vùng thôn quê có nguy cơ bị bệnh sốt rét mỗi năm.






IV - NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: GIÁO VlÊN BỎ NGHỀ, HỌC SINH ĐI BỤI


Trong xã hội truyền thống VN, giáo sư là người phải được kính trọng hơn cha mẹ Quân, Sư, Phụ và con em học sinh là tươg lai đất nước. Tuy nhiên, giá trị văn hóa của bậc thầy và giá trị tương lai của tuổi trẻ VN dường như giờ đây đã bị các giá trị văn hoá CS và XHCN đạp đổ. Sự tuyển mộ giáo chức cũng như sự chọn lọc học sinh đều phải tuân theo những tiêu chuẩn chính trị cách mạng và ý thức mác-xít.

Chánh sách trên đã đưa tới hậu quả là trình độ học vấn văn hoá, nói chung, của các giáo sư, giáo viên đã xuống cấp rất thấp, và mức độ năng khiếu của khối học sinh càng xuống thấp hơn, ví sự gạn lọc theo tiêu chuẩn thành phần xã hội.

Trong hoàn cảnh đó, đi đôi với một nền kinh tế ngày càng tê liệt, sĩ số học sinh bỏ học tăng theo nhịp độ lên lớp. Còn giáo sư thì bơ nghề dài dài.

* Thầy giáo, cô giáo sống khốn đốn thiếu trước hụt sau, lương tháng chỉ đủ sống trong một tuần. Học sinh thối chí như thầy. Trường học cũng buồn theo. Đức tính hiếu học truyền thống dừng lại ở cổng trường. Tính chung, đã có trên 70 nghìn giáo viên bỏ dạy, đi làm nghề khác, mong khá hơn.

Cơn khủng hoảng giáo dục thấy rõ nhất trong giới trí thức vì đồng lương quá thấp, mỗi tháng chỉ đủ để mua 25 tô phở.

Thầy giáo lĩnh lương ba đồng;
Làm sao sống nổi mà không đi thồ.
Có thầy phải đạp xích lô;
Làm sao xây dựng tiền đồ (học sinh) Việt Nam?
Cô giáo phải bán bia ôm;
Ôm phải học trò ăn nói sao đây?

Có những giáo viên không làm những việc phụ nói trên, nhưng cũng xoay xở làm thêm những việc khác để đủ sống, như: bán bánh kẹo cho học sinh, bán vế số, bán thuốc điếu, giữ xe đạp, đi may mướn, bán cà phê, nước ngọt;

Theo nhận xét của người trong nước thì tinh trạng giáo chức đang tan ra từng mảnh. Mặc dù lương tháng chỉ bằng 25 tô phở, nhưng nhà nướcc cũng không trả đủ. Tại 19 tỉnh miền Nam, Nha Nước thiếu lương giáo chức tới 17 tỉ đồng;

* Trong khi các nước tân tiến dành 7 tới 10% tổng sản lượng quốc gia cho giáo dục thì VN chỉ dành 2.8% (1988). Giới quan sát còn nói thêm rằng nạn tham nhũng cũng đóng góp vào sự suy sụp của nền giáo dục.

Tuy nói là trường công lập, nhưng con em học sinh cũng vẫn phải đóng góp mỗi tháng vào cơ sở trường và lương giáo chức:

Học sinh các lớp 4, 5 và 6: đóng 1.5 kí gạo mỗi tháng
Học sinh Cấp Hai: đóng 2 ki gạo mỗi tháng
Học sinh Cấp Ba: đóng 3 ki gạo mỗi tháng
Học sinh mẫu giáo: đóng tiền
Nhiều học sinh phải bỏ học vì không có gạo để đóng.

* Trình độ lãnh đạo giáo dục khác hẵn trước năm 75. Một thí dụ:

Theo như mọi người biết thì Viện Trường Đại Học Cần Thơ, một đảng viên cs từ thập niên 40, chưa học hết chương trình tiểu học;

* Hơn 80% các hiệu trưởng các trường kỹ thuật cấp tỉnh đều là những người bộ đội giải ngũ, mà. tài năng duy nhất là. "sự cuồng tín";

* Những nhà lãnh đạo nầy điều khiển học đường bằng kỷ luật sắt;

* Thành phần giáo chức gồm đa số đảng viên tự coi là những nhà truyên giáo của đảng. Đa số xuất thân từ những gia đình công nhân hoặc nông dân được đào tạo cấp tốc trong những lớp học tối;

* Trong ngành giáo dục huấn nghiệp, ưu tiên được dành cho các nghề thực dụng, thiên về tay chân mà bỏ rơi ngành khoa học căn bản và những ngành khoa học lý thuyết;

* Tại Sài Gòn có lối 50 nghìn con em từ 6 tớ 14 tuổi chưa bao giờ tới trường (thất học).

* Nói chung, trên 20% trẻ em chưa biết đọc biết viết;

* Trên 30% trẻ em hầu hết ở nông thôn bỏ học ở cấp tiểu học. Khi chế độ khoán sản được thi hành ở nông thôn (80 - 82) học sinh tiểu học bỏ học để ra đồng làm việc. Khi buôn bán được cởi mở ở đô thị, học sinh đại học và trung học cũng bỏ trường rất nhiều (88 - 89). Hai hiện tượng này giải thích tại sao trong lúc dân số gia tăng thì số người đi học lại giảm;

* Số trường đào tạo công nhân kỹ thuật giảm từ 360 trường vào năm 1982 xuống còn 275 trong năm 1987. Số sinh viên từ 245 nghìn vào năm 1980 xuống còn 120 nghìn năm 1987. Lý do: Chương trình học không phù hợp với các cơ hội kinh tế học vấn và kỹ năng chuyên môn học được không đáp ứng nhu cầu lợi tức và mức sống cá nhân;

* Tỷ lệ ghi tên và tỷ lệ bỏ học: 80 - 85% trẻ em từ 6 tới 10 tuổi ghi tên đi học (15% mù chữ). Trong số nầy, 40% bỏ học trước khi lên lớp 5.

* Số còn lại học hết tiểu học. Lên đến trung học thì 50% số nầy bỏ học trước khi lên Cấp Hai.

Đến đây, chúng ta thấy rõ tại sao báo chí CS báo động là hiện tượng mãi dâm và du đãng tại Sài Gòn gia tăng dữ dội... Băng đảng hoành hành ở bất cứ chổ nào trong thành phố... Hầu hết các tên cướp trẻ đều xuất thân từ những gia đình giàu có, khá giả, con cán bộ... Tại trung tâm Sài Gòn nạn trộm cướp diễn ra gần như công khai...

- Không phải chỉ bởi những trẻ em thất học, mà cũng còn bơỉ những thanh thiếu niên bỏ học, đi bụi, đi băng đảng.

Những tình trạng và hiện tượng nêu ra ở trên về nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa cho thấy rằng nền giáo dục VN đang tuột dốc một cách vô cùng nguy hiểm. Giáo sư, giáo viên giải nghệ, sinh vien học sinh bỏ học với mục đích chung là để tìm đường sống, dù sống bằng cách nào. Từ quyết định đó, họ đi vào một trong hai con đường: con đường làm ăn lương thiện, hoặc con đường kiếm tiền chớp nhoáng đâm đạp, chụp giựt đa số là phải chọn con đường nầy, tức là con đường băng hoại sụp đổ của xã hội VN, một con đường mà nhu cầu mưu sinh sống còn bắt buộc một số đông người phải đi.

Cả xã hội lẫn giáo dục đang sụp đổ. Nhiệm vụ khẩn thiết của người Việt còn tha thiết cứu nước cứu nòi là phải phục hồi ngay những giá trị tinh thần và những truyền thống văn hóa đạo nghĩa của xã hội VN, để lấy những giá trị và truyền thống nầy làm nồn móng cho công cuộc xây dựng lại gia đình, xã hội, dân trí và kinh tế của dân tộc. Đó là mục tiêu tiên yếu của nền giáo dục công dân VN trong thời hậu CS.






V - NHỮNG THẢM BẠI CỦA SÁCH LƯỢC ĐỐl NGOẠI VIỆT NAM CỘNG SẢN


Giống như những chế độ bắt đầu sụp đổ, chế độ CSVN đã từ mấy năm nay lâm vào điều có thể được gọi là khủng hoảng niềm tin (crisis of confidence). Trong cuộc khủng hoảng nầy cái phạm vi thân tín trong nội bộ thiểu số lãnh đạo chính quyền ngày càng thu hẹp lại. Nói một cách khác, những nhà lãnh đạo đó càng ngày càng thêm nghi ngờ càng nhiều người trong các cơ quan, các bộ, trong quân đội, v.v..

Trên đây là lý do khiến CSVN không dám phản ứng chống trả Trung Cộng khi họ chiếm các hòn đảo có mỏ dầu và khí đốt trên quần đảo Tây Sa và Trường Sa, và khi quân Trung Cộng tràn vào lãnh thổ dời mốc biên giới vào bên trong lãnh thổ VN. Vì CSVN không dám tin quân đội và hải quân của họ.

Bị cô thế sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ, CSVN hoảng sợ, bám vào bất cứ vật gì họ vớ được để khỏi chết đuối. Họ đã bám vào đồng chí đại ca Trung Cộng. Ngày nay họ đang lâm vào cảnh gái ngồi phải cọc. Đã suy tôn; rồi chửi bới, mạt sát thậm tệ bây giờ lại ca tụng suy tôn trở lại. Há miệng mắc quai, họ đành nín chịu, và bắt dân tộc VN phải chịu nhục mất nước, mất đảo.

Trước sự suy nhược ý chí và sự tê liệt quân sự quốc phòng của CSVN, bất cứ nưóc láng giềng nào cũng thấy dễ dàng đặt lại vấn đề biên giới, và giành đất, giành đảo. Theo chân Trung Cộng là Cao Miên. Mới đây, tất cả bốn phe liên hiệp tại nướcc nầy đều tán thành sáng kiến của Khmer Đỏ đồi đuổi người Việt định cư tại Cao Miên và trên Đảo Thọ Chu (gần Vịnh Thái Lan) về nước, và xác định lại biên giới Việt Miên, có nơi họ nói là đã lấn thêm vào lãnh thổ Cao Miên tới 50 cây số. Chưa chi CSVN đã đồng ý sẽ cứu xét. Với cái thế yếu hèn của chánh sách đối ngoại hiện nay của CSVN, chắc sẽ còn một vài nước láng giềng khác sẽ duồng gió bẻ măng, !ên tiếng đòi sự thay đổi hải phận hoặc biên giới. Nghe chừng như tổ chức Thượng Miên Trung và Miên Bắc đã bắt đầu lên tiếng đặt vấn đề tự trị với nhà cầm quyền CSVN.

Sau khi giành được chính quyền tại Miền Nam, và vì không có đủ hiểu biết về chính trị, ngoại giao, và trong cơn say chiến thắng, CSVN đã lên cường điệu đòi Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh. Thái độ hống hách nầy đã được Hoa Kỳ trả lời thích đáng và đưa tới hậu quả là nền kinh tế tài chánh của CSVN giống như một cái xác không có xương sống. Nhân dân VN trong hơn 17 năm nay phải gánh chịu hậu quả nầy, chứ không phải giới lãnh đạo CSVN.

* Không những không trả món tiền mà CSVN gọi là "tiền bồi thường chiến tranh", mà trái lại, Hoa Kỳ còn thi hành lệnh cấm vận đối vơí CSVN, khiến cho nền kinh tế VN ngày càng khốn dốn vì không có ngoại tệ làm tiêu chuẩn đổi chác quốc tế: Đồng Mỹ Kim. Lý do khiến Hoa Kỳ phát động các cuộc chiến tranh kinh tế tài chánh ngay sau khi miền Nam thất thủ chính là chế độ Cộng Sản độc tài phản dân chủ, phản nhân quyền, đàn áp tôn giáo và nhân dân, chà đạp nhân phẩm. Bang giao và mậu dịch với CSVN có nghĩa là giúp củng cố và tăng cường rnột chế độ cộng sản nằm ngay bên cạnh một khổng lồ cộng sản đó là Trung Cộng; và xa hơn nữa là Bắc Hàn; bên nầy đất liền là Thái Cộng; còn bên kia biển Đông là Phi Cộng.

* Gần đây, Trung Cộng đã ngang nhiên coi quần đảo Trưòng Sa là lãnh thổ của mình và đơn phương ký hợp đồng thăm dò mỏ dầu hỏa và khí đốt tại Quầnn Đảo Tây Sa (mà sử sách VN gọi là Trường Sa) với Công Ty Crestone, Hoa Kỳ, hồi tháng 6, 1992. Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracels Islands) là hai quần đảo thuộc chủ quyền VN. Hai quần đảo nầy đã được ghi chép trong lịch sử VN như là lãnh thổ chính thức của VN từ 1833, nhưng đã được phát hiện từ thế kỷ 15. Ngày 14 tháng 9, 1958, thủ tướng VNDCCH, Phạm Văn Đồng ký văn thư công nhận hai quần đảo nầy thuộc hải phận Trung Hoa. Hồi đó, chính phủ CSVN không phải là chính phủ của toàn lãnh thổ VN. Do đó, hành động của CS Bắc Việt không có giá trị pháp lý.

Vì món nợ võ khí, cố vấn, huấn luyện, xương máu lính Trung Cộng; vì quyết chiến thắng để thống trị nhân dân VN dưới chế độ CS độc tài chuyên chế để đưa nhân dân VN vào địa ngục trần gian ngày nay, nên CSVN, từ 1958, đã đem giao hai quần đảo đó cho Trung Cộng để trừ nợ.

* Hồi muà hè 1992, theo đài BBC, một số các nhà đầu tư Anh đã quyết định rút ra số vốn bỏ vào đầu tư tại VN là 7,5 tỷ Mỹ Kim. Lý do dĩ nhiên là VN không có hoà bình thật sự, tức là không có ổn định chính trị thực sự, một nền kinh tế khập khểng, tài chánh không có vàng và ngoại tệ bảo đảm, v.v.

* Sách lược đố ngoại CSVN đang nếm một mùi thất bại ngoại giao thê thảm khác. Giới quan sát chưa thấy CSVN có một hành động nào trước quyết định của Đại biểu LHQ dẫn độ, trả về VN những Việt Kiều nào bị ngưòi Miên và chính phủ Miên phát giác đem nạp cho LHQ.

Chiến dịch "cáp duồng" đã được phát động. Lãnh tụ Khmer Đỏ Khiêu Samphang nói rằng "Hà Nội đã mang vao lãnh thổ Khmer hơn hai triệu dân với ý đồ đồng hóa dân Khmer."

Hồi năm 1970, chính quyền Lon Nol đã ra lệnh tàn sát người Việt ở tại 4 tỉnh và vùng Biển Hồ. Xác người Việt bị giết trôi đầy trên sông Mekong. Hiện nay, Việt Kiều tại Cao Miên nói rằng họ rất sợ người Khmer thuộc các phe nhóm (bốn phe) sẽ tàn sát họ vì kỳ thị chủng tộc. Họ lên tiếng oán trách là "Hà Nội đã mang con bỏ chợ." Đây rõ ràng thêm một bằng chứng về sự bất lực và thảm bại của sách lược đối ngoại của CSVN. Riêng sự thất bại này sẽ đưa lại những "Killing fields" khác nữa trên lãnh thổ Khmer, mà nạn nhân lần này là hàng trăm nghìn đồng bào ta.

Giải pháp duy nhất để VN thoát khỏi cuộc khủng hoảng cực độ về kinh tế, tài chánh, kỹ thuật, ngoại giao, xã hội hiện nay là quyết định thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ và CSVN. Tuy nhiên, nan đề đối với Hoa Kỳ là nếu không bang giao thì nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục chìm sâu dưới vực thẳm kinh tế, đói rách khốn khổ. Nhưng nếu bang giao thì chế độ độc CSVN sẽ tồn tại, sẽ phát triển trở lại, và sẽ bắt đầu chi phối và lãnh đạo các đảng cộng sản ở Lào, Miên, Thái, Mã, Phi v.v... Đó là hậu họa dành cho Hoa Kỳ. Chỉ có một đường lối để đem dân tộc VN ra khỏi hoàn cảnh bi thảm, cái vòng luẩn quẩn hiện nay là dẹp bỏ chế độ CSVN, bằng cách này hay cách khác, và trong một kỳ hạn sớm nhất.








VI - 50 NĂM PHI PHẠM SINH MẠNG, TÀN PHÁ ĐẤT NƯỚC

Phí Phạm Sinh Mạng
Phí Phạm Nguồn Nhân Lực
Phí Phạm Tài Nguyên Quốc Gia
Phí Phạm Tài Sản Quốc Gia
(The Hidden Killing Fields)


Từ xưa tới nay, tự cổ chí kim, chưa có một giới người nào phí phạm sinh mạng đồng bào mình, tiêu diệt các nguồn nhân lực, lãng phí các tài nguyên và tài sản quốc gia cho bằng những người lãnh đạo CSVN.

Theo nhận xét chung về những thành công của người CS, thì ta phải nói rằng họ rất thành công trong những sách lược tàn sát, giam cầm, tra tấn hàng triệu triệu người dân vô tội trên khắp bốn biển năm châu. Đồng thời họ ra sức triệt hạ các tôn giáo Đông, Tây, phá hoại các nền văn hóa nhân bản và đã dựng lên những thành trì hận thù, đào những hố chia rẽ giữa những người cùng trong một nước, một gia đình. Để thực hiện ý đồ độc tôn, độc quyền cai trị, người cộng sản còn tiến hành những chính sách vô nhân đạo, chà đạp nhân quyền và nhân phẩm.

Chủ trương trên đây, họ đã và hiện đang thi hành tại VN 50 năm qua và đang ra sức tiếp tục thi hành trong những giờ phút mà lẽ ra họ phải vì dân, vì nước mà chấm dứt từ nhiều năm trước. Họ đang ngồi giữa những núi xương, sông máu của hàng triệu người dân vô tội, những anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân, những người đã bỏ mình vì chính nghĩa và lý tưởng tự do dân chủ, và giữa những tiếng kêu than oan hận của hàng triệu đồng bào hiện đang thất nghiệp, thất học, thất chí, và sống cảnh bần hàn đói rách chưa từng có trên đất nước VN. Sau đây là bản liệt kê để giúp cho những người lãnh đạo CSVN nhớ lại những oan hồn, những tiếng kêu than rên xiết đó là ai và từ đâu tới:

* Trên 2,000,000 thường dân và binh sĩ chết vì chiêu bài "cứu quốc" của Việt Minh từ năm 1945 tới giữa năm 1954;

* 47,000 người Bắc Việt đã bị bắn chết trước các tòa án nhân dân hoặc bị tố khổ, bị cô lập để chết đói, và tự tử, gây đau khổ, khốn đốn cho hàng trăm nghìn người thân quyến của họ, trong việc thi hành Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất trong thập niên 1950. Cuốn phim "Chúng Tôi Muốn sống" của Nhà Đạo diễn Vĩnh Noãn đã khiến CS VN phải chấm dứt cuộc tàn sát đồng bào miền Bắc:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước,
Thờ Mao Chủ Tịch chung lòng;
Thờ Sít Ta Linh bất diệt!

(Tố Hữu)

* 1,600,000 thường dân Miền Nam VN bị VC tàn sát trong thời kỳ chiến tranh từ 1962 đến đầu 1975;

* 10,000 hoặc hơn thường dân miền Nam bị Việt Cộng tàn sát trong vụ tấn công Mậu Thân, 1968;

* 20,000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong vụ tấn công Tết Mậu Thân;

* 100,000 binh si MTGPMN và CS Bắc Việt tử trận trong vụ tấn công Tết Mậu Thân;

* 300,000 binh sĩ của cả hai bên VNCH, VC và thường dân chết từ tháng giêng đến đầu tháng 5, 1975;

* 500,000 (hay hơn) thuyền nhân tử nạn trên biển Đông (bị bắn chìm, bị lật tàu, bị hải tặc giết, hoặc đói, bệnh) từ 1978 tới 1992. Với Phương Án số 2, CSVN đã tổ chức người vượt biên để thu vàng vào ngân quỹ. Mọi người vượt biên định giá từ 1 tới 3 lượng. Nhiều tàu đánh cá chở gấp 2, 3 lần khả năng, bị lật chìm, hoặc bị binh sĩ VC bắn ra từ trên bờ, nhất là ngoài khơi Rạch Giá và Vũng Tàu;

* 70,000 tới 80,000 tù nhân chính trị chết trong các trại giam của CSVN từ 1975;

* Hàng trăm tù nhân chính trị trốn trại bị bắn chết hay chết trong rừng;

* 100,000 hay hơn binh sĩ CSVN tử trận và bị giết tại Cao Miên; có những số binh sĩ CSVN tử trận mỗi ngày nhiều hơn là số binh sĩ CSVN chết mỗi ngày trong chiến tranh chống VNCH. Theo lời một quan sát viên CSVN thì những mộ chôn lính chí nguyện rãi rộng từ bến sỏi (Tây Ninh) đến Hồng Ngự, từ ngoại ô PnomPenh đến Xiêm Rệp và Battambang, ở Pai Lin, Xằm Lốt. Mỗi ngày từ 10 tới 30 binh sĩ CSVN chết về mìn. Hầu hết những chí nguyện quân miễn cưỡng này là thanh niên Miền Nam. Không một người nào là con cái các đảng viên Cộng Sản;

* 20,000 Việt kiều hay hơn nữa bị giết (cáp duồng) ở Cao Miên từ 1975 tới nay. Trong những tháng sắp tới lại sẽ có nhiều Việt Kiều ở Cao Miên bị giết trong chiến dịch Cáp Duồng;

* Hàng trăm ngàn người chết tại các vùng kinh tế mới, vì bệnh hay vì đói rét;

* Hàng chục nghìn người chết vì điện giựt, mìn , tàu chìm, thú rừng, bảo lụt vì đê điều không được bảo trì hoặc tăng cường;

* Và hiện nay hàng vạn người Việt đang bị khủng bố, sát hại, rượt đuổi và nhục mạ tại các nước Đông Âu, Đức, Cao Miên, Hồng Kông và các trại tỵ nạn Đông Nam Á

Những con số thống kê về số người vì chiến tranh độc quyền "cứu quốc" của CSVN mà bức tử có thể cao hơn nữa, nếu ta nhớ hết, và nhớ ngược trở lại từ 1930, khi CS Đông Dương bắt đầu cuộc giết hại dân lành với vụ Nghệ An Sô Viết, từ 1945.

Nếu không có chiến tranh độc quyền của CSVN thì đã không xãy ra những vụ tàn sát quy mô, những vụ phí phạm sinh mạng, nhân tài và vật lực như ta thấy ở trên.

* Hiện nay tại VN có hơn một triệu thương phế binh CS (chưa kể thương phế binh VNCH) sống cơ cực không được cứu trợ hoạc săn sóc y tế

* Nhiều văn nghệ sĩ bị sa bẫy Nhân Văn Giải Phẩm hồi thập niên 1950 - 1960 và từ sau 1975 bị phê bình đàn áp, bóp nghẹt, theo lệnh Đảng;

* Chánh sách triệt hạ tôn giáo đã làm suy yếu, kiệt quệ tiềm lực của dân tộc;

* Chánh sách trả thù nham hiểm đã làm mai một hàng vạn nhân tài, chuyên viên, kỹ thuật gia, trí thức vô giá để kiến thiết quốc gia và tiến tới dân chủ. Còn những người có khả năng không bị tù đầy ngược đãi thì đã lần lượt vượt biên tìm tự do, hoặc đau ốm bệnh tật mà chết hoặc thành phế nhân;

* Một cựu đảng viên cộng sản đã vạch rõ ràng "tài sản đất nước bị phung phí. VN bị liệt vào hàng mấy nước nghèo nhất thế giớ trong khi đất nước có dồi dào tài nguyên thiên nhiên, nhiều tài nguyên nhân dụng và chất xám. "Chiến lợi phẩm bị phá tan, bị rơi vãi, bị chiếm đoạt bởi các ngành, các địa phương, vào túi cá nhân."

* Những người không tìm ra công ăn việc làm đã phải lên núi, vào rừng tìm vàng, tìm đá quí, hoặc tháo gở những gạch đá của những thành quách cổ, những pho tượng cổ, những di tích lịch sử để bán lấy tiền sống qua ngày.

* Các khu rừng, và những cây cối ven rừng núi đã bị các quản giáo CSVN bắt tù chính trị phải đi đốn về làm củi nấu ăn, cất trại, hoặc bán ra, đã gây nên nạn đất chuồi, đất lở, nước lũ, tràn xuống gây lụt lội, trôi nhà, sập đường. Voi và cá thú rừng khác ra tàn phá nhà cửa vườn ruộng và giết chết dân lành. Theo ước tính của chính giới chức CSVN thì những khu rừng bị tàn phá trong 17 năm qua lên tới 65% hoặc 75% diện tích rừng VN.










VII - MỘT LỜI KÊU GỌI KHẨN THIẾT

Qua những chương trước, ta đã thấy rõ ràng từ năm 1945 đến năm 1992, ngót nữa thế kỹ, CSVN đã gây không biết bao nhiêu là tai ương thảm cảnh, thảm kịch cho người dân VN, đã gây vô vàn tội ác, đã phí phạm hàng triệu sinh mạng nhân danh độc lập, tự do, hạnh phúc, nhân danh giải phóng, để rồi từ 17 năm qua, nhân dân có lẽ chỉ thấy độc lập nhưng mất tự do, mất hạnh phúc; chỉ thấy giải phóng kèm theo một chế độ độc tài đảng trị, kỳ thị và chia rẽ Bắc, Nam, giai cấp hơn bao giờ hết!

Tại một công viên Huế có một khẩu hiệu viết lại lời tuyên bố của Hồ Chí Minh "Không có gì quí hơn độc lập tự do" nhưng có người nào đó đã bí mật lấy sơn bôi đi tất cả các chữ khác, chỉ để lại 3 chữ "không có gì".

Đồng thời CSVN đã phí phạm tài nguyên nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, di sản quốc gia, gây phá sản cho nền kinh tế, cho cương thường đạo nghĩa, cho truyền thống dân tộc và suy đồi cho bốn nghìn năm văn hiến.

Ai ai cũng tự hỏi và hỏi nhau: Có phải những lãnh tụ cộng sản VN kia ngu chăng? Hay là họ run sợ, đã lỡ cỡi lưng cọp? Hay là họ cứ ù lì riết sẽ được việc? Hay là họ còn ham quyền ham lợi? Hay là họ quá tự ái kiểu quân tử Tàu? Không có một câu trả lời riêng rẽ nào mà ổn cả. Mà có thể tất cả những câu trả lời đó gộp lại mới may ra đúng.

Dù sao thì đối tượng trên hết là 70 triệu dân VN đang khao khát tự do, dân chủ, nhân quyền, đang đói rách và sống trong sự hổ thẹn, tủi nhục với thế giới văn minh dân chủ, tân tiến.

Kinh nghiệm 17 năm qua đã cho thấy rõ ràng là những con người tự do như chúng ta đây đã thực sự tỏ ra bất lực trước bạo quyền CSVN. Tình trạng này đã khiến cho các giới chân tu thấy rằng ngoài cố gắng thế tục, con người cần phải nhờ cậy quyền năng của các đấng thiêng liêng mới thành tựu được chính nghĩa tự do, công lý và nhân quyền.

Ba ngày hội họp cầu nguyện, theo lời Đức Ông Trần Văn Hoài là "dấu chứng của đức tin vào khả năng của tâm hồn có thể thay đổi được vận mệnh của nước nhà, có thể thực hiện được một nền hòa bình chân thật, (không phải nền hòa bình của nghĩa trang, của nhà tù, mà là) nền hòa bình trong đó người hòa với người và thuận ý trời, để toàn dân được hạnh phúc, phát huy được giá trị nhân phẩm của mình.".

Cuộc chiến tranh của CSVN dưới chiêu bài giải phóng đã gây chết chóc, tang tóc cho hàng triệu người để đi đến kết quả là cả một nền kinh tế sụp đổ, cả một dân tộc sụp đổ, cả một nền văn hóa đạo lý sụp đổ. Người CSVN nhân danh giải phóng, thống nhất nước nhà để giam cầm đầy đọa hàng trăm nghìn người gây đau thương tủi nhục cho hàng triệu gia đình.

Nước Việt Nam thống nhất của Hồ Chí Minh, sau 17 năm đã càng thêm nghèo đói, với sự gia tang ngày càng dữ dội nạn cờ bạc, đĩ điếm, tham nhũng, hối lộ. Nước Việt Nam ngày nay đã thành một hỏa ngục. Những người cộng sản cũ cũng phải kêu than lên rằng tại Việt Nam ngày nay "người ta hối hả bon chen, hối hả kiếm chác. Người ta vội vàng chụp giựt nhà cửa, biệt thự, vị trí, cho con cái đi học, xuất khẩu lao động, đi Tây, mua bán hàng hiếm, hàng phân phối. Mọi cái có đi có lại, qua thư trao tay, qua thư móc ngoặc".

Trong khi đó, họ "tiếp tục giết hại nhân dân, hũy diệt văn hóa, triệt hại tôn giáo, tiêu diệt nhân tài, phá hoại quốc sản, bần cùng hóa cả một dân tộc".

Người cộng sản Việt Nam đang tìm đủ mọi cách để củng cố quyền hành, địa vị và quyền lợi của họ và tập đoàn thống trị bằng cách ve vãn chiều chuộng, mua chuộc đồng chí đàn anh Trung cộng và các nhà đầu tư, thương nhân ngoại quốc. Họ bán bừa bãi các tài sản quốc gia, đá quí, ngọc quí, cổ vật cho người ngoại quốc để phòng thân. Trên tay họ bưng dâng những cơ hội đầu tư vô giá cho nước ngoài trên những đĩa bạc, nhưng cả thân mình họ ngâm trong những giếng nước mắt của 70 triệu người dân đói khổ, đau xót tủi nhục. Nếu trước năm 1975, những bàn tay cộng sản trên thế giới đã vấy máu VN thì ngày mai đây những bàn tay của những nhà đầu tư và thương nhân ngoại quốc sẽ có thể vấy máu và nước mắt của hàng triệu người Việt Nam đau khổ. Họ cũng có thể nhìn thấy những giọt nước mắt này trong những ly nước, trong những chán súp của họ tại các khách sạn, các nhà hàng, các phòng trà Việt Nam.

Dư luận người Việt trong mấy mươi năm qua đã thấy, và nay thì chính những người cộng sản đã giác ngộ cũng nhìn nhận rằng cộng sản Việt Nam là kẻ có tội với quốc dân.

- Chính họ đã từ bỏ con đường dân tộc để phục vụ quyền lợi nước ngoài;

- Chính họ đã làm cho VN trở thành một trong năm nước nghèo nhất thế giới, trong khi VN có đủ tài nguyên thiên nhiên và người Việt có thừa xảo năng. Cả nước phải ngữa tay xin ngoại viện.

- Chính họ đã giết 47,000 nông dân vô tội trong cuộc cải cách ruộng đất;

- Chính họ đã giết hại và gây chết chóc cho 5,000,000 người dân Việt từ năm 1945 tới nay;

Là những người con của nước Việt, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư hãy giúp nhân dân Việt Nam chấm dứt một chế độ vô nhân, một chế độ thiếu hẵn tình người, nếu quý vị không còn muốn chứng kiến những thảm cảnh xã hội, những thảm cảnh gia đình và suối lệ của người Việt Nam đau khổ, tủi nhục, đói rách và bị cướp mất nhân cách .



Huế, South Vietnam, 1968

A woman mourns her husband, killed by the Vietcong during the 1968 Tet offensive. His remains were uncovered in a mass grave one year later. Huế, Nam Việt Nam, 1968
Một phụ nữ Việt Nam khóc thương chồng bị thảm sát bởi quân khủng bố Việt Cộng trong cuộc vi phạm hiệp định ngưng bắn của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân năm 1968. Xác người chồng bất hạnh này đã tìm được trong "mồ chôn tập thể của Việt Cộng" vào khoảng một năm sau.
Larry Burrows, LIFE